Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu mới giúp phát hiện sự sống ngoài hệ Mặt trời 3:02 PM,10/25/2017

Tạp chí Austrophysical (Vật lý Thiên văn) của Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về một mô hình mới giúp rút bớt thời gian xác định các hành tinh ngoài hệ Mặt trời có khả năng tồn tại sự sống.

Chuyên gia Yuka Fujii đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard, NASA, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, sử dụng một mô hình mô phỏng thực tế các điều kiện khí quyển, nhóm của ông đã phát hiện ra một quy trình mới kiểm soát sự sống của các hành tinh ngoài hệ Mặt trời, từ đó giúp xác định các hành tinh tiềm năng cần được tập trung nghiên cứu sâu hơn.

Các nghiên cứu trước đây thường phải dựa vào mô hình một chiều và theo phương thẳng đứng để mô phỏng điều kiện khí quyển. Theo NASA, nghiên cứu mới sử dụng mô hình tính toán các điều kiện trong cả không gian ba chiều, cho phép các nhà khoa học mô phỏng được sự lưu thông khí quyển và những đặc điểm đặc biệt của lưu thông, mà các mô hình không gian một chiều không thể làm được.

Các chuyên gia cho biết nước ở dạng lỏng cực kỳ quan trọng cho sự sống. Nếu nhiệt độ ở một khu vực chưa được biết đến cho phép nước ở thể lỏng hiện hữu trong thời gian đủ dài để sự sống có thể phát triển, thì nơi đó có tiềm năng cho sự sống.

Nếu một hành tinh ở cách quá xa ngôi sao của nó, nước bề mặt trên hành tinh sẽ đóng băng, nếu ở khoáng cách quá gần thì nước bề mặt sẽ bốc hơi vào vũ trụ. Điều này xảy ra khi hơi nước tăng lên ở tầng trên của bầu khí quyển gọi là tầng bình lưu và dẫn tới sự phá vỡ các nguyên tử cấu thành gồm hydrogen và oxygen dưới tác động của tia cực tím từ ngôi sao. Sau đó các nguyên tử hydrogen cực nhẹ có thể sẽ bay vào vũ trụ. Hành tinh đang trong quá trình bị mất các đại dương theo cách trên được xác định đi vào trạng thái nhà kính ẩm ướt do tầng bình lưu ẩm ướt trên bề mặt.

Đối với những hành tinh ngoài hệ Mặt trời quay quanh các ngôi sao mẹ, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiệt lượng từ tia hồng ngoại (NIR) từ quá trình này có thể làm tăng độ ẩm trong tầng bình lưu theo thời gian. Chính vì vậy, có khả năng các hành tinh ngoài hệ Mặt trời gần ngôi sao mẹ có thể có sự sống. Đây chính là một phát hiện mới khác biệt hoàn toàn so với các phát hiện theo mô hình cũ.

Theo các nhà khoa học, phương pháp nghiên cứu mới chỉ ra kể từ khi các ngôi sao mẹ phát ra lượng ánh sáng lớn theo các bước sóng NIR, tình trạng nhà kính ẩm ướt sẽ cho ra điều kiện khí hậu giống nóng hơn vùng nhiệt đới tại Trái đất.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, trong tương lai sẽ thay đổi những đặc tính hành tinh như trọng lực, kích thước, thành phần khí quyển và áp lực bề mặt để xem chúng ảnh hưởng như thế nào đến sự tuần hoàn và khả năng lưu thông của hơi nước.

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Siêu vật liệu có cấu trúc mê cung giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn 10/25/2017
Xanh hoá sa mạc nhờ siêu công nghệ chế tạo nước và canh tác khô 10/24/2017
Ngành than gắn sản xuất với bảo vệ môi trường 10/24/2017
Công nghệ xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ 10/16/2017
Thử nghiệm thành công hệ thống dự báo sạt lở đất 10/16/2017
Bụi phóng xạ cao bất thường ở châu Âu khiến chuyên gia bối rối 10/12/2017
Làm mát môi trường bằng tấm màng kim loại không dùng nguồn điện 10/11/2017
Việt Nam cần đẩy mạnh thiết kế các công trình xanh 10/5/2017
Hệ thống quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh 10/4/2017
Giả thuyết về hiện tượng "tóc thiên thần" từ trên trời rơi xuống 9/29/2017
Thích ứng biến đổi ĐBSCL thách thức cho sự thay đổi 9/27/2017
Các sông băng ở châu Á có nguy cơ tan chảy hàng loạt do nóng lên toàn cầu 9/22/2017
Ruồi giúp xử lý rác thải 9/22/2017
Tuyên Quang: Xây dựng và phát triển thương hiệu Nước khoáng Mỹ Lâm 9/22/2017
PAC tạo ra một bước đột phá mới trong công nghệ xử lý nước 9/20/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121114489 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn