Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thích ứng biến đổi ĐBSCL thách thức cho sự thay đổi 2:55 PM,9/27/2017

Ngày 26/9, tại TP. Cần Thơ, Hội nghị về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) chính thức khai mạc. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tới dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: "Với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ĐBSCL có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cả nước. ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Tính đến tháng 4/2017, ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước và 65% lượng thủy sản".

“Những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện nay, ĐBSCL sẽ thay đổi theo xu thế suy giảm tài nguyên nước, phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và tài nguyên sẽ tác động lớn đến tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống người dân trong vùng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định.

Làm gì để ĐBSCL thích ứng được những thay đổi trong điều kiện BĐKH là những vấn đề thảo luận tại hội nghị, đang được các ngành các cấp và người dân đặc biệt quan tâm.

ĐBSCL đối mặt với nhiều thách thức

ĐBSCL được hình thành hàng ngàn năm bởi nguồn bùn cát dồi dào từ thượng nguồn cùng với điều kiện mực nước biển khá ổn định. Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở phía thượng nguồn, phát triển nội tại của ĐBSCL và do BĐKH, nước biển dâng.

Theo số liệu cung cấp từ hội nghị, ĐBSCL là 1 trong 4 đồng bằng bị tác động mạnh nhất do BĐKH, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do BĐKH, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mêkông và các hoạt động nhân sinh khác.

Qua những số liệu ghi nhận từ hội nghị cho thấy, từ năm 2010 đến nay, tình hình sạt lở diễn ra nhanh, ngày càng phức tạp, tác động lớn đến kinh tế - xã hội, với xu thế “xói nhiều, xói nhanh”.

Theo đó, ĐBSCL hiện có 562 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng gần 800km (bờ sông và bờ biển), chủ yếu diễn ra dọc sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm 40 điểm/266km. Mức độ nghiêm trọng có xu hướng gia tăng…

“Hiến kế” và hành động cho phát triển bền vững ĐBSCL  

Trong ngày làm việc đầu tiên đã diễn ra các phiên thảo luận chuyên đề, hàng trăm đại biểu đã thảo luận các nội dung quan trọng về thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL; nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở; quy hoạch tổng thể và phát triển hạ tầng cho ĐBSCL. Sau đó, sẽ thảo luận chung về huy động, điều phối nguồn lực cho phát triển ĐBSCL.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH có ý nghĩa rất quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm, chỉ đạo”.

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần thảo luận và trao đổi với sự đổi mới trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mở, hiện đại.

Lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng, kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế là sức mạnh trong các giải pháp ứng phó với BĐKH. Các giải pháp cần có tính đột phá, khả thi cao.

“Những kết quả của hội nghị sẽ là cơ sở để Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh. 

Đánh giá tổng quan về các thách thức với ĐBSCL, GS.TS Trần Thục - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn quốc gia về BĐKH cho rằng, khu vực ĐBSCL bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha, ĐBSCL còn thường xuyên bị lũ lụt, diện tích bị ngập lũ lên tới khoảng 1/2 diện tích toàn đồng bằng, mức ngập từ 1/4m và thời gian ngập kéo dài từ 1-6 tháng.

GS.TS Trần Thục cho biết thêm, với ĐBSCL hiện nay, tài nguyên nước có vai trò quyết định cho phát triển bền vững, còn thiên tai với ĐBSCL sẽ nguy hiểm hơn là nước biển dâng. Đó là thứ mà chúng ta chưa có chuẩn bị đối phó với những cơn bão lớn đổ bộ vào ĐBSCL.

Ngoài ra, các dự án trên dòng chính ở hạ lưu sông Mêkông sẽ gây biến động nhanh và đáng kể mực nước phía hạ lưu, gây ra sự suy giảm rất lớn về bùn cát và gây gián đoạn các mùa sinh thái - thủy văn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các quy hoạch ở vùng ĐBSCL hiện nay còn một số bất cập như: quá nhiều quy hoạch dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu liên kết và đồng bộ, không đặt trong tổng thể phát triển của vùng, chưa giải quyết được các thách thức và rủi ro do hoạt động phát triển, BĐKH và thiên tai…

Định hướng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đổi mới phương pháp quy hoạch vùng theo hướng tích hợp; xây dựng một tầm nhìn chung và chương trình hành động chung cho vùng.

Quy hoạch cũng nhằm tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng, làm cơ sở triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, cũng như khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện BĐKH, xâm nhập mặn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Quy hoạch đang trong quá trình xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến trình thẩm định, phê duyệt vào quí 1/2019.

Còn theo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Bộ sẽ thường xuyên rà soát, cập nhật hoàn chỉnh quy hoạch này để thích ứng với điều kiện BĐKH.

Nguồn: Báo Công thương

Send Print  Back
The news brought
Các sông băng ở châu Á có nguy cơ tan chảy hàng loạt do nóng lên toàn cầu 9/22/2017
Ruồi giúp xử lý rác thải 9/22/2017
Tuyên Quang: Xây dựng và phát triển thương hiệu Nước khoáng Mỹ Lâm 9/22/2017
PAC tạo ra một bước đột phá mới trong công nghệ xử lý nước 9/20/2017
Khí thải khiến giông bão nguy hiểm hơn 9/19/2017
Ô nhiễm không khí khiến người Trung Quốc giảm thọ ba năm 9/19/2017
Công nghệ WTE: Lối mở cho phát triển điện rác 9/15/2017
Ô nhiễm không khí tác động đến sản lượng năng lượng Mặt Trời 9/14/2017
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi các rạn san hô cứng tại Khu Ramsar Côn Đảo 9/14/2017
Sinh viên Cameroon tái chế chai nhựa để làm thuyền 9/11/2017
Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tại bốn tỉnh miền trung 9/11/2017
“Cỗ máy thần kỳ” chờ thử thách 9/7/2017
Đầu tư 320 tỷ đồng xây hệ thống cảnh báo môi trường biển 4 tỉnh miền Trung 9/7/2017
Phục hồi thành công san hô cứng tại Cù Lao Chàm nhờ ứng dụng công nghệ 9/7/2017
Hiệu quả từ giải pháp xử lý môi trường vì màu xanh Trường Sa 9/7/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120533047 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn