Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Các sông băng ở châu Á có nguy cơ tan chảy hàng loạt do nóng lên toàn cầu 3:47 PM,9/22/2017

Các nhà khoa học cho rằng 1/3 khối lượng băng trong các sông băng ở châu Á sẽ tan chảy vào cuối thế kỷ này dù rằng thế giới đang nỗ lực thực hiện mục tiêu tham vọng là duy trì nhiệt độ nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C. Sự cố này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của hàng triệu người dân nơi đây.

Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã xem xét những gì xảy ra nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này và đi đến kết luận gần 2/3 khối lượng băng trong các sông băng ở châu Á có thể biến mất, nếu không nỗ lực để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Philip Kraaijenbrink, trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng: Ở những khu vực nước tan chảy từ sông băng là một phần quan trọng của dòng chảy sông, sự thu hẹp của các sông băng có thể gây sự cố. Dân cư sinh sống trong các lưu vực sông bắt nguồn từ những ngọn núi cao ở châu Á như Indus, Ganges và Brahmaputra khá đông đảo. Tại các lưu vực này, nước sông được sử dụng cho tưới tiêu, làm nước uống và cho các đập thủy điện.

Mục tiêu duy trì sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 1,5 độ C đã được đề ra tại Hội nghị khí hậu quốc tế ở Paris cách đây hai năm, nhưng các chuyên gia cho rằng cần có sự thay đổi lớn của nền kinh tế thế giới. Tính tổng thể, các nhà nghiên cứu đã so sánh 110 mô phỏng khí hậu và phát hiện thấy các sông băng trên núi cao ở châu Á có xu hướng trải qua giai đoạn nhiệt độ tăng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Tất cả các sông băng đã được phân tích đều mất khối lượng lớn băng ngoại trừ các sông băng ở dãy núi Kunlun phía Tây Trung Quốc.

Theo các nhà nghiên cứu, ngay cả khi nhiệt độ ổn định ở mức hiện nay, băng sẽ tiếp tục tan chảy trong nhiều thập kỷ tới cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng mới.

J. Graham Cogley tại trường Đại học Trent, Canada cho rằng, mô hình sông băng của các nhà nghiên cứu Hà Lan: có một số đặc trưng sáng tạo gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu khí hậu, nhưng rất khó để tìm ra lỗi. Việc đạt được mục tiêu duy trì sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 1,5 độ C sẽ bảo tồn phần lớn tài nguyên nước ở châu Á và nếu thất bại, chúng ta sẽ phải trả giá tương xứng với mức độ thất bại.

Nguồn: Nasati

Send Print  Back
The news brought
Ruồi giúp xử lý rác thải 9/22/2017
Tuyên Quang: Xây dựng và phát triển thương hiệu Nước khoáng Mỹ Lâm 9/22/2017
PAC tạo ra một bước đột phá mới trong công nghệ xử lý nước 9/20/2017
Khí thải khiến giông bão nguy hiểm hơn 9/19/2017
Ô nhiễm không khí khiến người Trung Quốc giảm thọ ba năm 9/19/2017
Công nghệ WTE: Lối mở cho phát triển điện rác 9/15/2017
Ô nhiễm không khí tác động đến sản lượng năng lượng Mặt Trời 9/14/2017
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi các rạn san hô cứng tại Khu Ramsar Côn Đảo 9/14/2017
Sinh viên Cameroon tái chế chai nhựa để làm thuyền 9/11/2017
Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tại bốn tỉnh miền trung 9/11/2017
“Cỗ máy thần kỳ” chờ thử thách 9/7/2017
Đầu tư 320 tỷ đồng xây hệ thống cảnh báo môi trường biển 4 tỉnh miền Trung 9/7/2017
Phục hồi thành công san hô cứng tại Cù Lao Chàm nhờ ứng dụng công nghệ 9/7/2017
Hiệu quả từ giải pháp xử lý môi trường vì màu xanh Trường Sa 9/7/2017
Khóa đào tạo Quan trắc hoạt độ phóng xạ môi trường lần thứ 7 9/6/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120547044 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn