Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện loài cá heo 'mini' không răng cách đây 30 triệu năm 9:35 AM,8/28/2017

Nhóm nhà khoa học Mỹ mới đây đã tiết lộ về một loài cá heo nhỏ không răng từng sinh sống tại nhiều đại dương trên thế giới cách đây 30 triệu năm.

Theo bài viết trên Tạp chí Proceedings B của Viện Khoa học hoàng gia Anh, qua nghiên cứu chỉ với một hóa thạch hộp sọ tìm được tại một con sông gần thành phố Charleston, bang Carolina, miền Nam nước Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Charleston đã tái hiện lại sự tiến hóa cũng như phác thảo sơ lược khuôn mặt và hình dáng của loài động vật có vú mũi hếch này.

Với chiều dài trên 1m tính từ mõm tới đuôi, loài cá heo "mini" với tên gọi Inermorostrum xenops (I. xenops) có kích thước chỉ bằng một nửa so với các loài cá heo thông thường khác. Đây là một trong hai nhóm chính các loài động vật có vú mang tên Odontoceti. Nhóm này có khả năng vượt trội trong việc định vị bằng tiếng vang nhờ phát triển khả năng giống như sóng radar để định vị và phát hiện mục tiêu.

Loài I. xenops đã mất khoảng 4 triệu năm để tiến hóa từ loài cá voi tổ tiên với đặc điểm mới trong khoang miệng khi không còn các chân răng và trở thành "chuyên gia" hút thức ăn. Trong quãng thời gian này, I. xenops đã mất đi làn da trắng như ngọc, mõm co ngắn lại, trong khi môi trở nên "siêu" dày.

Mũi ngắn là điểm tiến hóa đặc trưng của loài này nói riêng và loài Odontoceti nói chung có khả năng hút thức ăn điêu luyện, trong đó độ mở của miệng càng nhỏ thì lực hút thức ăn càng lớn. Con mồi của I. xenops chủ yếu là các loài cá nhỏ, mực ống và các sinh vật thân mềm khác. Do mõm có khuynh hướng khoằm xuống, nên các nhà nghiên cứu cho rằng phạm vi săn mồi của loài này chủ yếu ở tầng đáy đại dương.

Trong khi đó, vào Thế Oligocene, một thế địa chất cách đây 25-35 triêu năm, các loài động vật có vú định vị bằng tiếng vang khác lại tiến hóa với mõm dài và có răng để thích nghi với việc săn mồi là các loài cá lớn hơn.

 Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng cả các loài mõm dài và ngắn đều tiến hóa nhiều lần, điều đó cho thấy chọn lọc tự nhiên không phải là một quá trình ngẫu nhiên.

Nguồn: Theo Tin tức, ngày 24/8/2017.

Send Print  Back
The news brought
Vi khuẩn này sẽ là nguồn năng lượng mới của thế giới 8/24/2017
Phát hiện sinh vật biển kỳ dị trên bờ biển Anh 8/24/2017
Khởi động dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính 8/24/2017
Công nghệ mới lọc nước ô nhiễm trong vài phút 8/22/2017
Đài thiên văn đầu tiên tại Việt Nam sẽ mở cửa đón khách đầu tháng 9 8/21/2017
Năng lượng từ rác thải: Giải pháp cho các đô thị ở Việt Nam 8/21/2017
"Cây" công nghệ cao có thể lọc sạch không khí ô nhiễm 8/21/2017
Phát hiện nước ở vùng xích đạo sao Hỏa 8/21/2017
Australia tìm ra công nghệ mới lọc nước ô nhiễm trong vài phút 8/20/2017
Biến nước biển thành nước uống nhờ tấm màng graphen lọc muối 8/18/2017
Đức thử nghiệm "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới" 8/18/2017
Nga phát triển mìn chống cháy rừng 8/18/2017
Phát hiện hai siêu Trái đất có khả năng chứa sự sống 8/18/2017
Phát hiện hệ thống núi lửa dày đặc ở Nam Cực 8/16/2017
Châu Âu sẽ nắng nóng trầm trọng trong nhiều thập kỷ tới 8/10/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121115945 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn