Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đột phá trong nghiên cứu vật lý hứa hẹn đưa tới một lĩnh vực điện tử mới 2:55 PM,2/18/2019

Chìa khóa mở ra triển vọng này chính là các exiton (exciton).


Exiton được xếp vào dạng quasiparticle kỳ lạ (trông giống như hạt nhưng không phải), chỉ tồn tại trong chất bán dẫn và vật liệu cách điện. Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách khoa École Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL) Thụy Sĩ tuyên bố đã tìm ra cách kiểm soát luồng exiton này, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều thuộc tính mới của loại quasiparticle – điều mà họ khẳng định có thể đem tới viễn cảnh về một thế hệ thiết bị điện tử mới với các bóng bán dẫn hầu như không, hoặc chỉ bị thất thoát rất ít năng lượng do tỏa nhiệt. Kết quả này đã được công bố trên tạp chí Nature Photonics trong tuần vừa rồi.

Exiton được tạo thành khi các electron hấp thụ ánh sáng, di chuyển đến dãy năng lượng cao hơn và để lại phía sau một lỗ trống điện tử (electron hole) – nơi trước đó từng là electron. Bởi vì electron có điện tích âm và lỗ trống điện tử mang điện dương, cho nên cả hai sẽ kết hợp lại cùng nhau để tạo thành cái gọi là exciton – thứ đặc biệt dễ thao tác trong các vật liệu 2D, chẳng hạn những cấu trúc cơ bản chỉ bao gồm một vài nguyên tử dày đặc như carbon. Các nhà khoa học tại EPFL nhận thấy, bằng cách sử dụng tia laser để tạo ánh sáng và dịch chuyển vị trí của vật liệu 2D đi một chút thì exiton sinh ra hoàn toàn có thể làm biến đổi một số thuộc tính của ánh sáng.

Độ trũng của exciton là thuật ngữ chỉ thuộc tính liên quan đến mức năng lượng mà nó có. Thông qua việc kiểm soát cả độ trũng lẫn thuộc tính của ánh sáng, chúng ta hoàn toàn có thể mã hóa thông tin ở cấp độ nano – quá trình được gọi là valleytronics (trũng điện tử), về bản chất rất giống với hệ nhị phân (0 và 1), nền tảng của tất cả các máy tính. TS. Andras Kis, người đứng đầu Phòng Thí nghiệm Điện tử và Cấu trúc cấp nano (Laboratory of Nanoscale Electronics and Structures) tại EPFL cho biết: “Trong các nghiên cứu thao tác với exiton của mình, chúng tôi nhận thấy đã tìm ra một phương pháp tiếp cận rất khác, hứa hẹn mở ra một ngành nghiên cứu hoàn toàn mới trong lĩnh vực điện tử, mặc dù chưa thể nhận thức đầy đủ về phạm vi của nó.”

Nguồn: Khoa học và phát triển

Send Print  Back
The news brought
Dấu vân tay nhân tạo có thể hack thiết bị thông minh 1/16/2019
Điện trở nhớ - mảnh ghép còn thiếu cho cuộc cách mạng thiết bị điện tử 1/16/2019
Toilet thông minh cảnh báo được bệnh ung thư 1/16/2019
UNOBRUSH: Bàn chải que kem, ngậm 6 giây là răng miệng sạch bong không cần chải 1/16/2019
Bắn phá laser giúp tạo ra plasma nguội nhất từ trước đến nay 1/16/2019
Startup phát triển drone để trồng lại rừng sau đám cháy 12/4/2018
Xe bán tải điện chạy 645km chỉ với một lần sạc 12/4/2018
Nhật Bản phát triển robot Avatar như trong phim viễn tưởng 12/4/2018
Thiết bị phân tích vết thủy ngân 11/29/2018
Thiết bị lọc không khí đặc biệt giúp chặn 90% các hạt ô nhiễm 11/27/2018
Robot Modun có khả năng thay đổi dạng, tự lắp ráp các bộ phận của chúng 11/23/2018
Công nghệ màn hình Micro LED còn 500 ngày phát triển nếu muốn cạnh tranh với OLED 11/23/2018
Máy ATM mới sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt 11/23/2018
Máy quét 3D toàn thân đầu tiên trên thế giới 11/23/2018
Robot lau chùi toilet 11/23/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 118633535 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn