Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tin trong danh mục: Lâm nghiệp
Nhân giống thành công dược liệu Thông đất quý hiếm 10/24/2019 3:46:26 PM Việc thay thế phương pháp nhân giống tự nhiên hiệu quả thấp bằng vô tính, tạo số lượng cây lớn trong thời gian ngắn không phụ thuộc mùa vụ chữa các bệnh Alzheimer, Parkinson, teo não và sa sút trí tuệ đã đưa Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp trở thành Viện hàng đầu về ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống dược liệu.
Nghiên cứu phát triển cây Hoàng liên ô rô, dưới tán rừng ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc 10/24/2019 3:39:04 PM Ở nước ta, đã có nhiều loài cây cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược liệu đã và đang được nghiên cứu một cách toàn diện từ phân bố tự nhiên, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học đến kỹ thuật gây trồng và chế biến sản phẩm. Các loài cây này đang có đóng góp thu nhập đáng kể cho người dân địa phuơng và cho ngành sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh nhiều loài cây gỗ đa tác dụng trong đó có giá trị dược liệu như Đại hồi, Táo mèo, có thể kể ra các loài cây dưới tán rừng như Thảo quả, San nhân, Ba kích tím, Lan kim tuyến,… Các hoạt động này đã góp phần quan trọng cho bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý, cải thiện sinh kế của người dân vùng núi sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều loài cây có giá trị dược liệu trong đó có loài Hoàng liên ô rô. Mặc dù được coi là quý, có giá trị cao về dược liệu, nhưng lại chưa được quan tâm nghiên cứu để bảo tồn và phát triển.
Nghiên cứu mới về nhân sâm Panax L. ở Việt Nam 10/9/2019 1:42:33 PM Đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đa dạng di truyền chi nhân sâm (Panax L.) ở Việt Nam” do TS. Trần Văn Tiến thực hiện, lần đầu tiên đã chỉra được nền tảng di truyền của 3 taxon sâm ở Việt Nam:sâm Lai Châu (P. vietnamensis var. fuscidiscus), sâm Lang Bian (P. vietnamensis var. langbianensis), Tam thất hoang (P. stipuleanatus), là không cao và một số quần thểcó sự suy giảm đa dạng di truyền qua các thế hệ. Cần phải tiến hành nghiên cứu bảo tồn theo cả2 hướng in situ và ex situ.
Khai thác và Phát triển nguồn gen Quế thanh hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao 9/18/2019 10:51:08 AM Là một loài cây trồng lâm nghiệp quan trọng, quế đã được quan tâm nghiên cứu khá sớm và toàn diện, từ các nghiên cứu lâm học cơ bản, nghiên cứu chọn giống và gây trồng (Hoàng Cầu, 1970; Trần Kiến Hanh, 1975; Đỗ Thanh Hoa, 1977; Lê Đình Khả, 1995; Phạm Xuân Hoàn, 2001; Nguyễn Huy Sơn và Phạm Văn Tuấn 2006) tới quy phạm về kỹ thuật trồng quế. Đây là những tiền đề rất thuận lợi cho gây trồng và thâm canh quế. Tuy nhiên do thiếu các giống bản địa tốt, cũng như những thông tin về nguồn tài nguyên di truyền phục vụ cho việc cải thiện giống, nên việc khai thác và phát triển nguồn gen Quế thanh đang gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Chính vì vậy, nhiệm vụ “Khai thác và Phát triển nguồn gen Quế thanh hóa (Cinnamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao” do nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đứng đầu là PGS. TS. Triệu Văn Hùng và TS. Lưu Cảnh Trung thực hiện, với mục tiêu tuyển chọn và sưu tập nguồn gen phục vụ cho việc khai thác và phát triển giống Quế thanh trong thời gian từ năm 2013-2016 là rất cần thiết.
Nghiên cứu quy trình ổn định chiết xuất phân đoạn giàu hợp chất Flavonoid và xanthon từ lá cây xa kê và vỏ quả măng cụt 9/18/2019 10:50:37 AM Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội do PGS.TS. Trần Thu Hương làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình ổn định chiết xuất phân đoạn giàu hợp chất Flavonoid và xanthon từ lá cây xa kê và vỏ quả măng cụt” từ năm 2014 đến năm 2016.
Phú Yên: Đổi mới công nghệ theo chuỗi để phát triển rừng trồng 9/4/2019 2:45:51 PM Mới đây, Hội thảo “Đổi mới công nghệ theo chuỗi để phát triển rừng trồng tại Phú Yên” đã diễn ra tại thành phố Tuy Hòa. Hội thảo này nằm trong chuỗi hoạt động Trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của tỉnh Phú Yên năm 2019 do UBND tỉnh phối hợp với Bộ KH&CN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Sóc Trăng: Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước 2/20/2019 3:10:06 PM Vừa qua, ông Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dự án “Thành lập khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước”. Dự án do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, TS Dương Văn Ni làm chủ nhiệm. Sau hơn 12 tháng triển khai thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia về xã hội học, giáo dục, du lịch, môi trường, nhóm thực vật, nhóm động vật không xương sống, nhóm thú, nhóm chim, nhóm lưỡng cư - bò sát, nhóm cá, công nghệ thông tin. Nhóm thực hiện dự án đã hoàn thành 24 sản phẩm theo mục tiêu đã đề ra. Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện dự án đạt yêu cầu.
Cao Bằng: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh 12/25/2018 1:26:48 PM Mới đây, Sở KH&CN Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) tại tỉnh Cao Bằng” do Viện Nghiên cứu Lâm sinh chủ trì thực hiện. Đồng chí Vũ Thị Hồng Thúy - Phó Giám đốc Sở làm trưởng đoàn.
Gỗ nhân tạo có thể chống nước và lửa 11/8/2018 10:54:58 AM Tương lai của ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ có sự thay đổi lớn với loại vật liệu gỗ nhân tạo do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển mới đây. Loại gỗ này có thể chống nước, lửa và quan trọng sản xuất nhanh hơn trồng cây. Tương lai của ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ có sự thay đổi lớn với loại vật liệu gỗ nhân tạo do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển mới đây. Loại gỗ này có thể chống nước, lửa và quan trọng sản xuất nhanh hơn trồng cây. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra được một loại vật liệu giống gỗ mới, không dễ bị cháy hoặc thấm nước. Loại gỗ tổng hợp này được chế tạo bằng cách đông lạnh dung dịch nhựa polyme với một ít chitosan (dẫn xuất polymer từ vỏ tôm và vỏ cua). Dẫn xuất này có tác dụng tạo ra cấu trúc xốp. Tiếp theo, dung dịch nhựa sẽ được đun nóng ở nhiệt độ cao lên tới 200 độ C để tạo ra các liên kết hóa học bền chắc hơn. Công đoạn gia nhiệt cho vật liệu có tác dụng tăng liên kết trong nhựa và làm tăng độ bền chắc cho gỗ. Thậm chí nếu muốn cải thiện độ bền, các nhà khoa học hoàn toàn có thể cho thêm sợi nhân tạo hoặc sợi tự nhiên vào trong hỗn hợp trên. Gỗ tổng hợp là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Theo tác giả nghiên cứu, Shu-Hong Yu chia sẻ, loại gỗ tổng hợp này có thể chịu mài mòn và lực tác động như gỗ thường. Dạng vật liệu này có nhiều ưu điểm hơn so với gỗ truyền thống. Đầu tiên là nó dễ sản xuất hơn và không mất nhiều năm để trồng và lấy gỗ. Thứ hai, nó có khả năng chịu nước. Thử nghiệm ngâm loại gỗ này trong bồn axit và nước trong vòng 30 ngày hầu như không làm ảnh hưởng đến các đặc tính và sức mạnh của gỗ. Với gỗ thường, nếu như ngâm lâu trong nước có thể dẫn tới giảm tính đàn hồi. Thực tế các mẫu gỗ Balsa bị ngâm trong dung dịch tương tự đã mất đi 70% độ cứng và 40% sức chống chịu trước các va đập. Loại vật liệu này cũng khó cháy hơn so với gỗ thường và chỉ cháy nếu phải tiếp xúc với ngọn lửa liên tục. Thú vị là nó có thể dễ dàng dập tắt sau khi bị bỏ ra khỏi đám lửa. Đây là một ưu thế rất lớn của loại gỗ tổng hợp này. Khi phối trộn vật liệu này với graphene, các nhà khoa học phát triển thấy vật liệu có thể cách nhiệt tốt hơn cả gỗ tự nhiên. Nhóm các nhà nghiên cứu tin tưởng, loại gỗ tổng hợp này thích hợp để sản xuất hàng loạt và hy vọng một ngày nào đó, vật liệu có thể thay thế được gỗ tự nhiên, nhằm hạn chế nạn phá rừng và dùng cho các hoạt động xây dựng trong môi trường khắc nghiệt. Nguồn: Tri thức trẻ
Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại 3 xã xây dựng nông thôn mới Sơn Hùng (Thanh Sơn, Phú Thọ); Phú Thịnh (Đại Từ, Thái Nguyên); Tân Lập 7/2/2018 4:24:29 PM Đến hết năm 2014, cả nước có trên 130.000 ha chè, sản lượng chè khô 200 nghìn tấn, xuất khẩu 133,0 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 230 triệu USD. Năng suất chè búp tƣơi hiện đạt 81,6 tạ/ha tương đương năng suất chè thế giới. Tuy nhiên, giá chè Việt Nam thấp, chỉ bằng 60- 70% giá bình quân của thế giới. Giá bán thấp, hiệu quả sản xuất chè không cao do những nguyên nhân chủ yếu như: Chậm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ và thiết bị chế biến lạc hậu. Sản phẩm chè chưa đa dạng, nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức sản xuất còn bất hợp lý, liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến thiếu chặt chẽ. Trung du, miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta, có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp, nhất là cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất cả nước, trung du miền núi phía Bắc hiện chiếm trên 70% diện tích chè cả nước. Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang là các tỉnh nằm ở vùng miền núi phía Bắc, đây là các địa phương có diện tích chè lớn của vùng cũng như của cả nước và có nhiều lợi thế phát triển sản xuất chè. Trong những năm gần đây, cây chè đã đóng góp vai trò quan trọng cho kinh tế xã hội của các địa phương, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn nhiều tồn tại về trồng trọt, công nghệ chế biến và tổ chức sản xuất chè của Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang đã hạn chế đến khả năng phát triển và hiệu quả sản xuất.
Khai thác và phát triển nguồn gen cây ba kích làm nguyên liệu sản xuất thuốc 6/21/2018 10:14:49 AM Trong những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ đã di thực cây Ba kích từ Phú Thọ vào trồng ở Thanh Hóa bước đầu thành công: cây sinh trưởng phát triển, ra hoa kết trái và cho dược liệu không thấy khác biệt so với nơi nguyên sản. Từ đây, hàng năm, nhóm nghiên cứu đã thu hoạch hạt giống ươm giống từ hạt và cung cấp cho một số cơ sở trong nước trồng ba kích. Tuy số lượng cây giống chưa nhiều nhưng đã được thị trường chấp nhận.
Giải mã hệ gen lục lạp của sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) 6/19/2018 4:13:11 PM Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) thuộc chi Nhân sâm (Panax L.), còn có các tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (K5), sâm Trúc (sâm Đốt trúc, Trúc tiết sâm), củ Ngải rọm con hay cây Thuốc giấu. Sâm Ngọc Linh là loài đặc biệt có giá trị về khoa học và kinh tế, với thành phần saponin, hàm lượng các amino acid, các chất khoáng vi lượng trong củ, lá và rễ hơn nhiều loài sâm khác. Ngoài tác dụng dược lý, sâm Ngọc Linh còn giúp chống căng thẳng, trầm cảm, oxy hóa... Do vùng phân bố hạn chế và việc khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh trở nên khan hiếm trong tự nhiên và được đưa vào Danh lục đỏ của IUCN (2003), cũng như danh sách các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp bảo tồn 6/19/2018 4:12:09 PM Khu bảo tồm thiên nhiên (KBTTN) Pù Hu gồm hệ sinh thái núi đất cao xen kẽ với những hệ sinh thái núi đá vôi được đánh giá là KBT có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Rừng ở khu vực Pù Hu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã, sông Luồng. Đến nay, KBTTN Pù Hu đã có một số nghiên cứu điều tra cơ bản của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế,... nhưng nhìn chung, các công trình chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, phát hiện thành phần loài, chưa xây dựng bộ tiêu bản cũng như cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật của KBT. Ngoài ra, KBT còn có các mối đe dọa chính làm suy giảm đa dạng sinh học như: khai thác gỗ trái phép, xây dựng cơ sở hạ tầng, nạn phá rừng, canh tác và phát triển du lịch; đặc biệt hiện nay, công trình thủy điện Trung Sơn đang được xây dựng trên sông Mã, ngay sát KBTTN sẽ gây nên những tác động tiêu cực rất lớn đến khu hệ thực vật nói riêng và sự đa dạng sinh học nói chung của khu BTTN.
Nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của sâm Ngọc Linh 5/28/2018 4:30:35 PM Nhân sâm Ngọc Linh là loài cây dược liệu quý hiếm có tác dụng rất lớn trong bồi bổ cơ thể và chống ung thư nhưng lại đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút nghiêm trọng do nạn khai thác tràn lan. Trước thực trạng đó, nhóm tác giả Chu Đức Hà, Lê Hùng Lĩnh (Viện Di truyền nông nghiệp), Nguyễn Văn Kết (Trường Đại học Đà Lạt) và cộng sự đã sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm thu thập, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia của loài sâm quý hiếm này.
Đánh giá khả năng di thực cây quinoa (Chenepodium Quinoa Willd) phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị 4/27/2018 3:13:35 PM Cây Quinoa, tên khoa học Chenopodium quinoa Willd., là một loài trong họ Rau muối (Chenopodiaceae), thường được sử dụng như một loại ngũ cốc. Quinoa với hàm lượng amino axit thiết yếu cao là một thực phẩm chức năng xuất sắc cho sinh vật. Cây thích hợp với khí hậu khô, nóng sa mạc, có khả năng thích nghi với thời tiết và điều kiện đất đai bất lợi.
Nghiên cứu đặc điểm lâm học, chọn giống, kỹ thuật trồng và công dụng của cây Cóc hành (azadirachta exselsa (jack) jacob) ở vùng khô hạn Nam Trung bộ 4/23/2018 3:44:24 PM Cóc hành (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) được biết đến là một loài cây đặc biệt trong kiểu rừng lá rộng rụng lá của tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là một loại cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao. Gỗ Cóc hành sử dụng làm nhà và đồ mộc. Lá, hạt và vỏ thân Cóc hành dùng để chiết xuất một số chất phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp, y học, đặc biệt sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Theo Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT ngày 23/6/2010 thì Cóc hành và Neem Azadirachta indica) là 2 loài cây trồng lấy gỗ được đưa vào danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.
Sản xuất chế phẩm sinh học trừ bệnh cho cây hồ tiêu 3/30/2018 3:24:25 PM Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công chế phẩm vi sinh vật và chế phẩm chitosan phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu, tăng năng suất cho cây. Chitosan là một chất hữu cơ có được từ việc điều chế vỏ tôm, cua, mang tính an toàn sinh học cao.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý và bảo vệ rừng 11/20/2017 3:26:28 PM Ngày 15-11, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2” (FCPF-2) tổ chức tập huấn về sử dụng máy tính bảng trong theo dõi, báo cáo diễn biến tài nguyên rừng cho cán bộ kiểm lâm và các đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Trị.
Nga sản xuất thành công đất nhân tạo 10/10/2017 10:40:15 AM Các nhà khoa học tại trường Đại học Liên bang Siberi ở Krasnoyarsk (Nga) đã nghiên cứu và phát triển thành công “đất nhân tạo”, gọi là Biomat, giúp khôi phục hiệu quả các khu vực đất bị thoái hóa, bạc màu phục vụ việc trồng trọt.
Bắc Kạn: Chuyển giao kỹ thuật trồng, sơ chế, bảo quản cây Giảo cổ lam 8/24/2017 4:16:03 PM Vừa qua, Sở KH&CN Bắc Kạn phối hợp với Viện Kinh tế Y tế và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Bể, Pác Nặm tổ chức 2 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng, sơ chế, bảo quản cây Giảo cổ lam.
Trang 2/6 trangTrang đầu   Trước   1  [2]  3  4  5  Tiếp   Trang cuối   













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120262289 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn