Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bí ẩn đằng sau sinh vật "bất tử" duy nhất trên Trái đất 10:50 AM,7/18/2017

Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại, có thể sống sót thoải mái trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Giờ đây, con người đã tìm ra bí ẩn đằng sau chúng.

Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại. Chúng sống được ở mọi môi trường, từ đáy đại dương đến đỉnh Everest.

Dù có bị "luộc" trong nước sôi 150 độ, hay dù có bị đóng băng ở "độ 0 tuyệt đối", chúng vẫn sống. Thậm chí vứt chúng ra ngoài vũ trụ - nơi có thể giết chết con người trong vòng 1 phút, chúng vẫn cứ thoải mái... làm "chuyện ấy" rồi đẻ con.

Đó là tardigrade, còn gọi là bọ gấu nước. Chúng là những sinh vật duy nhất trên Trái đất tiệm cận đến thuật ngữ "bất tử". Và nay, các chuyên gia đã tìm ra bí mật ẩn sau khả năng sinh tồn bá đạo của loài vật này.

Tiến sĩ Thomas Boothby từ ĐH Bắc Carolina - chủ nhiệm nghiên cứu cho biết: "Phát hiện lớn nhất của nghiên cứu lần này là loài gấu nước đã phát triển được các gene đặc biệt, cho phép chúng tồn tại trong điều kiện khô hạn nhất".

Protein mã hóa bởi các gene của loài vật này là độc nhất. Nó được đặt tên là TDP, theo chính cái tên của sinh vật dài chưa đầy 1mm ấy.

Trước kia, khả năng sinh tồn đáng sợ của gấu nước được cho là nhờ vào trehelose - 1 loại đường thường thấy trong cơ thể của loài tôm.

Theo đó, loại đường này cho phép gấu nước có thể sống sót dù ở trong môi trường không có nước đến cả một thập kỷ. Nhưng không, tất cả là nhờ một loại gene độc nhất và là của riêng gấu nước.

Phát hiện này có ý nghĩa gì? Theo tiến sĩ Boothby, các thí nghiệm cho thấy TDP mang tác dụng tương tự cho các vật liệu sinh học khác: tế bào, vi khuẩn... Vậy nên, khoa học có thể sử dụng protein này để bảo vệ đất trồng khỏi hạn hán, bảo quản thuốc mà không cần làm lạnh.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Cell.

Nguồn: Theo Trí thức trẻ, ngày 17/7/2017.

Send Print  Back
The news brought
Tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu 7/18/2017
Đổi mới công nghệ xử lý rác thải 7/18/2017
Xử lý ô nhiễm nước thải làng nghề 7/18/2017
Lọc chất độc trong nước với vật liệu từ phân tử đường giá rẻ 7/18/2017
Ứng dụng công nghệ mới trong đào lò 7/17/2017
Mô hình xử lý rơm rạ góp phần giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường sau thu hoạch 7/9/2017
Phát hiện hai dạng khác nhau của nước lỏng 7/9/2017
Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo sớm thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu 7/6/2017
Quản lý nước thải ra môi trường 7/6/2017
Các nhà khoa học đã giải mã được hiện tượng "đêm trắng" 7/3/2017
Xử lý nước thải dệt nhuộm ô nhiễm bằng vật liệu keo tụ 6/22/2017
Nghiên cứu mới cho thấy ô nhiễm rác thải nhựa ở Nam Cực tệ hơn chúng ta nghĩ gấp nhiều lần 6/22/2017
Thiết bị lọc không khí ô nhiễm và thải ra năng lượng sạch 6/22/2017
Ra mắt hệ sinh thái sáng kiến cộng đồng vì môi trường và xã hội 6/21/2017
Phát minh mới về thiết bị thu nước từ không khí ở độ ẩm thấp 6/21/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123357879 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn