Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đổi mới công nghệ xử lý rác thải 10:04 AM,7/18/2017

Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ chôn lấp không chỉ tốn nhiều diện tích đất đai mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố môi trường. Để khắc phục hạn chế này, vấn đề đổi mới công nghệ xử lý rác thải đang được các cấp, các ngành và doanh nghiệp quan tâm…

Mỗi ngày trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 5.515 tấn chất thải rắn sinh hoạt và 646 tấn chất thải rắn công nghiệp thông thường. Mặc dù vậy, thành phố mới chỉ xử lý được 5.300 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 405 tấn chất thải rắn công nghiệp. Trong đó, 90% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đang xử lý bằng công nghệ chôn lấp; khối lượng còn lại xử lý bằng công nghệ đốt, tái chế, chế biến thành phân bón hữu cơ.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, ưu điểm của công nghệ chôn lấp là suất đầu tư, chi phí xử lý thấp, thời gian xây dựng công trình ngắn… Nhưng nhược điểm lớn nhất của công nghệ này là cần nhiều đất đai để xây dựng khu xử lý và khoảng cách cách ly vệ sinh… Ngoài việc khó mở rộng diện tích, công nghệ chôn lấp còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố môi trường liên quan an toàn hồ chứa nước rác. Quá trình vận hành các khu chôn lấp xuất hiện nhiều bất cập trong nghiệm thu, thanh toán... gây ra tình trạng phát sinh khối lượng rác và nước rác cần xử lý... Trước những hạn chế nêu trên, Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020: Tăng tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại, đồng thời giảm tỷ lệ rác chôn lấp xuống còn 30%... 

Hiện nay, Việt Nam có 3 công nghệ xử lý rác được Bộ Xây dựng xác định suất đầu tư: Công nghệ chế biến rác thành phân vi sinh, viên nhiên liệu và đốt; trong đó, công nghệ đốt được cơ quan chuyên ngành đánh giá là hiệu quả bền vững và thân thiện môi trường. Tuy nhiên, công trình áp dụng công nghệ đốt có suất đầu tư cao: 620 triệu đồng/tấn đối với công nghệ đốt thu hồi nhiệt và 1,7 tỷ đồng/tấn đối với công nghệ đốt phát điện. Theo tính toán của các tổ chức tư vấn quốc tế, giá thành xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường bằng công nghệ đốt có chi phí khoảng 39 USD, trong khi ở Việt Nam là dưới 20 USD. Đây chính là rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.

Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai Nguyễn Ngọc Oanh chia sẻ: Đầu tư xây dựng công trình xử lý rác thải doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn liên quan công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Sau 8 năm, tính từ thời điểm có quyết định thu hồi đất, đến tháng 10-2015, doanh nghiệp mới được cơ quan có thẩm quyền bàn giao mốc giới tại thực địa. Khi triển khai dự án, doanh nghiệp bị người dân cản trở thi công...

Còn Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long Tô Thanh Tùng cho rằng: Việt Nam muốn giảm chi phí xử lý, điều kiện tiên quyết là phải phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Với chất lượng rác như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn công nghệ xử lý, bảo đảm lợi nhuận đầu tư, hiệu quả môi trường.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đồng Phước An, các sở, ngành liên quan đang quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thành phố giao, phấn đấu trong quý III-2017, khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất thải ứng dụng công nghệ cao tại xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), công suất 4.000 tấn rác/ngày-đêm. Dự kiến trong quý I-2018, Sở Xây dựng sẽ hoàn thành nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố lộ trình ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hiện đại nhằm giảm khối lượng rác tồn đọng phải chôn lấp. Để thu hút các nguồn lực đầu tư công trình xử lý chất thải ứng dụng công nghệ cao, UBND thành phố giao nhiệm vụ cho các sở chuyên ngành quyết liệt vào cuộc rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định “gây khó” cho doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Hà Nội mới, ngày 10/7/2017.

Send Print  Back
The news brought
Xử lý ô nhiễm nước thải làng nghề 7/18/2017
Lọc chất độc trong nước với vật liệu từ phân tử đường giá rẻ 7/18/2017
Ứng dụng công nghệ mới trong đào lò 7/17/2017
Mô hình xử lý rơm rạ góp phần giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường sau thu hoạch 7/9/2017
Phát hiện hai dạng khác nhau của nước lỏng 7/9/2017
Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo sớm thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu 7/6/2017
Quản lý nước thải ra môi trường 7/6/2017
Các nhà khoa học đã giải mã được hiện tượng "đêm trắng" 7/3/2017
Xử lý nước thải dệt nhuộm ô nhiễm bằng vật liệu keo tụ 6/22/2017
Nghiên cứu mới cho thấy ô nhiễm rác thải nhựa ở Nam Cực tệ hơn chúng ta nghĩ gấp nhiều lần 6/22/2017
Thiết bị lọc không khí ô nhiễm và thải ra năng lượng sạch 6/22/2017
Ra mắt hệ sinh thái sáng kiến cộng đồng vì môi trường và xã hội 6/21/2017
Phát minh mới về thiết bị thu nước từ không khí ở độ ẩm thấp 6/21/2017
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải góp phần giảm thiêu ô nhiễm trong chế biến sứa 6/21/2017
Nghiên cứu, chế tạo thành công dây chuyền xử lý rơm rạ và đóng bịch nấm tự động 6/21/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123357849 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn