Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam sắp lên quỹ đạo 3:05 PM,7/17/2017

Theo PGS-TS Phạm Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Bộ KHCN) - từ tháng 9.2013, tiếp nối thành công của vệ tinh Pico Dragon, Trung tâm Vệ tinh quốc gia đã cử 36 kỹ sư đến 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản tham gia khóa học thạc sĩ công nghệ vệ tinh, đồng thời trực tiếp thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh Micro Dragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản.

Vệ tinh này có kích thước 50 x 50 x 50cm, khối lượng khoảng 50kg, khi được phóng lên quỹ đạo (dự kiến vào đầu năm 2018) sẽ tiến hành quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam; phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển; thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất, sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên trái đất…

Song song với đó, dự án vệ tinh Nano Dragon đang được triển khai trong vòng 3 năm (2017-2019), có khối lượng từ 4-6kg với nhiệm vụ chính là xác định vị trí tàu biển ứng dụng hệ thống tự động nhận diện tàu thủy AIS.

Đây là dự án dự kiến được hỗ trợ bằng nguồn kinh phí từ Chương trình KHCN vũ trụ cấp Nhà nước. Sau vệ tinh Micro Dragon và Nano Dragon, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-1 vào năm 2019, LOTUSat-2 vào năm 2022.

Đây là hợp phần quan trọng trong Dự án Trung tâm Vệ tinh quốc gia, không chỉ giúp tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm nhờ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, 2 vệ tinh là minh chứng cho việc Việt Nam làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh.

Nguồn: Theo baomoi.com, ngày 17/7/2017.
Send Print  Back
The news brought
Nhiều doanh nghiệp thoát phiền nhờ “Hóa đơn điện tử” 7/14/2017
1Pay chính thức mở rộng dịch vụ thanh toán điện tử 7/14/2017
Chiêu giúp người dùng Internet tránh xa các mối đe dọa an ninh mạng 7/14/2017
5G- Công nghệ di động tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư! 7/13/2017
7.000 phần mềm độc hại nhắm vào IoT 7/12/2017
FPT ký thỏa thuận hợp tác với hai doanh nghiệp Đức 7/11/2017
Tuyến cáp quang biển APG đã khôi phục 100% kênh truyền 7/11/2017
Ưu tiên tính hiệu quả của chuỗi cung ứng 7/9/2017
Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống giám sát hình ảnh dùng cho mỏ than hầm lò 7/9/2017
Xây dựng đô thị thông minh cần đảm bảo an toàn kết nối thông tin 7/9/2017
Thiết bị giúp nhìn được màn hình điện thoại dưới nắng mà không bị chói 7/9/2017
Microsoft tích hợp thành công một hệ thống AI siêu nhỏ vào Rasberry Pi 3 7/6/2017
Hiệu quả từ ứng dụng điện toán đám mây 7/6/2017
Sử dụng công cụ WIPO CASE để nâng cao chất lượng tra cứu và thẩm định sáng chế 7/6/2017
Viettel giành chuỗi giải thưởng lớn của IT World Awards 2017 7/3/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123495179 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn