Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Việt Nam mang công nghệ hạt nhân vào y học và nông nghiệp 3:28 PM,6/21/2017

Trái với suy nghĩ của nhiều người, ngành công nghiệp hạt nhân đang được ứng dụng trong công nghiệp, y học và cũng mang lại nhiều thành tựu nền nông nghiệp hiện đại của Việt Nam.

Mở đầu bài phát biểu của mình trong Ngày hội hạt nhân và khoa học 2017 vừa khai mạc hôm nay (18/5), Tiến sĩ vật lý và toán học Vitaly Khryachkov, Trưởng khoa Vật lý hạt nhân thực nghiệm, Viện vật lý và kỹ thuật điện Moscow, chi nhánh Obninsk (Nga) đã cho biết: “Khi đề cập đến ngành công nghiệp hạt nhân, hầu hết mọi người đều nghĩ đến vũ khí hạt nhân và các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, đây không phải tất cả những gì vật lý hạt nhân có thể mang đến".

Trên thực tế, công nghiệp hạt nhân đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như khoa học và nghệ thuật, dược phẩm, công nghiệp, y tế, vũ trụ và cả nông nghiệp.

Tại Việt Nam, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân được sử dụng trong y học và đặc biệt nhiều trong lĩnh vực công nghiệp.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, tại Việt Nam, công nghiệp hạt nhân đang được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều thành tựu đáng kể trong công nghiệp, y học và nền nông nghiệp hiện đại.

Theo con số thống kê được tiến sĩ Quang đưa ra, Việt Nam có khoảng 1.300 nguồn phóng xạ được sử dụng trong công nghiệp. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực như: Hệ thống kiểm soát hạt nhân (NCS); Kiểm tra không phá hủy (NDT); Địa vật lí giếng khoan; Chiếu xạ công nghiệp. Trong lĩnh vực y học, một số bệnh viện tại Việt Nam đã được trang bị các thiết bị bức xạ ion trong việc khám, chữa bệnh hiện nay.

Điều không nhiều người biết là kỹ thuật hạt nhân đang mang lại cho nền nông nghiệp hiện đại Việt Nam nhiều thành tựu, trong đó có nghiên cứu đột biến tạo giống. Thống kê cho thấy, Việt Nam có nhiều thành công trong việc áp dụng kỹ thuật hạt nhân để tạo ra các giống lúa đột biến có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm, kháng bệnh như: VN 10, DT10, DT11, A20, Spring, DT39, DT37, VS1, BQ, NPT4, TQ14,...

Việt Nam cũng sử dụng công nghệ chiếu xạ để bảo quản thực phẩm. Có tới 30% thực phẩm không bảo quản được sau thu họach. Nhờ công nghệ bức xạ có thể kéo dài thời gian bảo quản các nguồn thực phẩm đông lạnh, hoa quả để xuất khẩu.

Ngày hội Hạt nhân và Khoa học 2017 là một chuỗi sự kiện giáo dục về chủ đề công nghệ, kỹ thuật hạt nhân, được tổ chức bởi Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM với sự phối hợp của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VINATOM) và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức.

Trong khuôn khổ chương trình vừa khai mạc, Giám đốc văn phòng ROSATOM tại Đông Nam Á, Phó Chủ tịch “Mạng lưới ROSATOM Toàn cầu”, ông Egor Simonov cho biết: “Nga và Việt Nam đã dành nhiều thập kỷ hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân. Chúng tôi hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ tiếp tục thành công hơn nữa. Kỹ thuật hạt nhân đang đóng góp to lớn cho sự phát triển bền vững, và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thiết yếu như y tế và nông nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ hạt nhân cũng vướng phải nhiều định kiến và lầm tưởng; do đó một trong những nỗ lực chính chúng tôi luôn hướng đến đó là cung cấp những thông tin khách quan về nguyên tử vì mục đích hoà bình và vai trò của nguyên tử trong xã hội".

Ngoài những bài thuyết trình đậm chất khoa học từ các chuyên gia hàng đầu, sự kiện Ngày hội hạt nhân và khoa học cũng dành nhiều hoạt động để thu hút sinh viên như cuộc thi tìm hiểu về “Sức mạnh Nguyên tử, Giả định về Năng lượng Hạt nhân” và hội thảo nghề nghiệp cho sinh viên, nơi sinh viên sẽ tìm thấy câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “Tại sao nên theo học ngành Khoa học? ”.

Nguồn: Sở KH&CN Vĩnh Phúc

Send Print  Back
The news brought
Chế tạo thành công vắcxin phòng bệnh amip sau 20 năm nghiên cứu 6/21/2017
Ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị chấn thương sọ não và tai biến mạch não nặng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 6/21/2017
Nghiên cứu đề xuất quy trình sàng lọc, phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ ở nhóm phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao 6/21/2017
Cải tiến kỹ thuật sinh thiết phổi cắt xuyên thành ngực trong chẩn đoán nguyên nhân các tổn thương dạng u ở phổi 6/21/2017
Một sáng chế góp phần “hiện đại hóa” y học cổ truyền 6/21/2017
Nghiên cứu phân lập các dòng tế bào Hybridoma sản xuất 4 loại kháng thể đơn dòng cho bốn kháng nguyên A,B,AB và D (Quy định nhóm máu ABO và Rh) 6/20/2017
Chàng trai chế tạo thành công áo ngực giúp chẩn đoán sớm ung thư vú 6/20/2017
Thiết bị mới hỗ trợ giải phẫu ung thư vú 6/19/2017
Nghiên cứu phân lập các dòng tế bào Hybridoma sản xuất 4 loại kháng thể đơn dòng cho bốn khang nguyên A, B, AB và D (Quy định nhóm máu ABO và Rh) 6/19/2017
Mỹ điều chế kháng sinh cực mạnh chống siêu khuẩn 6/19/2017
Tái tạo âm đạo thành công cho 3 bệnh nhân 6/16/2017
Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Biofil và Hydan 6/16/2017
Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc tiêm Palonosetron, Carbetocin và thuốc khí dung Budesonid quy mô công nghiệp 6/16/2017
Thiết bị cảnh báo sớm cơn co giật, động kinh đạt nhất bảng thi Sáng tạo thanh thiếu nhi 6/15/2017
Hợp chất có nguồn gốc từ cây cần sa có thể điều trị bệnh tâm thần phân liệt 6/15/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123467505 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn