Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Máy tạo nhịp tim có cấu tạo không dây, sử dụng sóng vi ba 10:27 AM,6/15/2017

Một nhóm các nhà khoa học đến từ trường Đại học Rice và Viện Tim mạch Hoa Kỳ ở bang Texas đã nghiên cứu và phát triển thành công nguyên mẫu máy tạo nhịp tim có cấu tạo không dây, không sử dụng pin và đặc biệt là có thể được cấy ghép trực tiếp vào tim bệnh nhân. Đặc biệt, nguồn cung cấp năng lượng cho thiết bị đến từ một máy phát sóng sử dụng sóng tần số siêu cao (vi ba) được đặt bên ngoài cơ thể người dùng. So với các thiết bị tương tự hiện đang được sử dụng, công nghệ mới đầy tính sáng tạo hứa hẹn sẽ giúp giảm thiểu những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật thực hiện cấy máy tạo nhịp.

Trong những năm gần đây, trên thị trường công nghệ xuất hiện nhiều kiểu máy tạo nhịp tim khác nhau, từ sản phẩm có cấu tạo siêu nhỏ với kiểu dáng đẹp mắt cho đến những thiết bị hoạt động dựa trên bộ nguồn nguồn công suất đặc biệt. Hoạt động của hầu hết các thiết bị tạo nhịp chủ yếu tuân theo một nguyên lý chung. Thông thường, các xung động điện của các máy tạo nhịp tim sẽ được truyền đến cơ tim và trực tiếp kích thích cơ tim co bóp thông qua các dây điện cực hay còn gọi là "hệ thống dây dẫn". Bộ tạo nhịp được đặt bên ngoài cơ thể, trong khi, “hệ thống dây dẫn" được gắn trực tiếp vào cơ tim.

Trên thực tế, những biến chứng thường gặp do ảnh hưởng của kỹ thuật cấy máy tạo nhịp hiện đại bao gồm các hiện tượng: chảy máu, tổn thương hoặc nhiễm trùng vùng cấy được gắn các dây dẫn. Tuy nhiên, nguyên mẫu máy tạo nhịp mới được thiết kế với cấu tạo đặc biệt để có thể cấy trực tiếp vào tim, nhờ đó, giúp loại bỏ nguy cơ xảy ra các biến chứng do dây điện cực gây ra.

Nhờ nghiên cứu và phát triển bộ nguồn cung cấp năng lượng không dây, các chuyên gia có thể tạo ra thiết bị điện tử tạo nhịp tim mới có khả năng trực tiếp điều chỉnh các xung động điện của máy tạo nhịp tới cơ tim. Chip được gắn bên trong máy có chiều rộng chưa đến 4mm và hoạt động dựa trên nguồn năng lượng được cung cấp bởi sóng vi ba có tần số dao động trong khoảng từ 8 đến 10 GHz. Bộ pin là loại có thể nạp lại, được đặt bên ngoài cơ thể người sử dụng, cung cấp năng lượng để dẫn truyền các xung động điện học đến tận tế bào cơ tim, kích thích cơ tim co bóp.

Tiến sĩ Mehdi Razavi - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: "Công nghệ mới của chúng tôi với thiết kế vượt trội như: bộ tạo nhịp được đặt bên ngoài cơ thể, cấu tạo không dây và quan trọng hơn cả là chức năng khử rung tim - hiện tượng rối loạn nhịp tim bất thường, gây đau đớn cho bệnh nhân và cũng rất khó để có thể cảm nhận, hướng tới mục tiêu được công nhận bởi Ba tổ chức đánh giá chất lượng thế giới nổi tiếng có tên gọi là Ba Vương miện (Triple Crowns) cũng như sẽ được áp dụng hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn nhịp tim ở cả mức độ nhẹ và nguy hiểm”.

Bộ nguồn cung cấp năng lượng được đặt bên ngoài cơ thể được xem là ưu điểm của nguyên mẫu thiết bị mới. Nhờ đó, việc thay pin trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng có thể dễ dàng điều chỉnh tần số của các tín hiệu xung điện được truyền qua sóng điện từ (không dây) bằng cách thay đổi công suất truyền cung cấp bởi pin.

Các nhà khoa học cho biết sau khi thử nghiệm thành công kỹ thuật cấy ghép thiết bị mới trên cơ thể động vật, họ sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California, San Diego nhằm phát triển công nghệ đặc biệt này cho các ứng dụng lâm sàng.

Nhóm nghiên cứu sẽ trình bày giới thiệu về nguyên mẫu thiết bị tạo nhịp không dây, không sử dụng pin của họ tại Hội nghị chuyên đề về Bước sóng ngắn quốc tế năm 2017 sắp tới được tổ chức tại Honolulu, Hawaii.

Nguồn: Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Send Print  Back
The news brought
Bệnh viện GTVT Vinh chủ động ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa 6/14/2017
Ghép tế bào gốc - 'phép màu' cho điều trị bại não 6/14/2017
Kỹ thuật mới xử lý tắc vòi tử cung đoạn kẽ cho phụ nữ vô sinh 6/14/2017
Phương pháp mới dùng sóng cao tần và xi-măng sinh học để chữa ung thư 6/14/2017
Phương pháp giúp khám nghiệm tử thi mà không cần phải mổ 6/8/2017
Nghiên cứu ứng dụng PET/CT và Cyberknife trong chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi 6/7/2017
Nghiên cứu ứng dụng PET/CT sử dụng F18-FDG trong bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư hạch và ung thư đại trực tràng 6/7/2017
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác 6/7/2017
Việt Nam có máy điều trị ung thư hiện đại nhất thế giới 6/7/2017
Phân tử mới có thể giúp tạo ra thuốc chống sốt rét đơn liều 6/6/2017
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng gây bệnh của loài sán lá phổi Paragonimus westermani ở Việt Nam 6/2/2017
Hệ thống kéo dãn cột sống 5/31/2017
Phát hiện mới: Khiếm khuyết não liên quan tới vi khuẩn ruột 5/30/2017
Phòng ngừa bệnh tự kỷ bằng vitamin D hoạt tính 5/29/2017
Lập trình lại các tế bào miễn dịch bằng hạt nano để chống ung thư 5/29/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123470848 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn