Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát triển phần mềm xác định cơn đau của vật nuôi 12:38 PM,6/8/2017

Dựa vào một phần mềm nhận diện khuôn mặt, các nhà khoa học Anh có thể xác định mức độ cơn đau của cừu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, Anh phát triển phần mềm nhận diện khuôn mặt có khả năng xác định cấp độ cơn đau của cừu(SPFES),giúp việc đánh giátình trạng sức khỏe vật nuôidễ dàng hơn, Engadget ngày 2/6 đưa tin.

Theo nghiên cứu này, khi cừu bị đau, có 5 đặc điểm chính diễn ra trên mặt gồmmắt khép nhỏ, má căng, tai cụp về phía trước, môi kéo xuống ra phía sau, lỗ mũi chuyển từ hình chữ U sang hình chữ V.

Dựa trên các kỹ thuật nhận diện khuôn mặt người, các nhà khoa họcdo giáo sư Peter Robinson dẫn đầu, lập trình phần mềm nhận diện biểu hiện trên mặt cừu. "Darwin từng tranh luận con người và nhiều loài vật thể hiện cảm xúc qua những hành vi rất giống nhau", Robinson nói. "Chúng tôi cho rằng sẽ có điểm chung giữa việc nghiên cứu khuôn mặt người với động vật".

"Phương pháp tiếp cận đa cấp độ bắt đầu bằng việc nhận diện mặt cừu, định vị điểm, tiêu chuẩn hóa và rút ra các đặc điểm của cơn đau", nghiên cứu cho biết. Mỗi đặc điểm trên khuôn mặt cừu được gắn với một cấp độ đau nhất định.

Sử dụng gần 500 tấm ảnh cừu được các bác sĩ thú y thu thập, phần mềmcó thể phân biệt 9 loại mặt cừu và ước tính cấp độ cơn đau tương ứng với độ chính xác 67%. Các nhà khoa học tin rằng có thể tăng độ chính xác bằng cách bổ sung dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 1/6 tại Hội nghị Quốc tế IEEE lần thứ 12 về Nhận diện Tự động Cử chỉ và Khuôn mặt ở Washington, Mỹ.Nghiên cứu này có thể mở ra tương lai hỗ trợ bác sĩ thú y chẩn đoán và điều trị cho nhiều loài động vật khác như chuột, thỏ, ngựa.

Nguồn: VNExpress

Send Print  Back
The news brought
Bảo quản quả trên cây bằng chế phẩm retaine (AVG) 6/7/2017
Bảo quản rau quả tươi bằng chế phẩm tạo màng 6/7/2017
Bảo quản rau quả, thực phẩm bằng phương pháp chiếu xạ 6/7/2017
Bảo quản trái cây bằng màng MA (modified atmosphere) 6/7/2017
Bảo quản nông sản bằng khí quyển điều chỉnh CA (controlled atmosphere) 6/7/2017
Công nghệ CAS (cells alive system) 6/7/2017
Nghiên cứu xử lý kiểm dịch ruồi đục quả bactrocera correcta trên quả bưởi năm roi bằng phương pháp chiếu xạ trên nguồn chiếu xạ gamma 6/7/2017
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý chín trái cây (chuối, xoài, hồng xiêm, sầu riêng, mít, đu đủ) bằng hóa chất an toàn 6/6/2017
Hệ thống tự động hóa trồng cây 6/6/2017
Hệ thống phun thuốc cao áp 6/5/2017
Khai thác và phát triển nguồn gen quýt Tràng Định - Lạng Sơn và bưởi Luận Văn - Thanh Hóa 6/2/2017
Nghiên cứu chọn tạo một số dòng đực cuối cùng phục vụ cho sản xuất lợn thịt ở Nam Bộ 5/31/2017
Nghiên cứu chọn tạo giống sắn cho các tỉnh phía Nam 5/31/2017
Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua lai F1 phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc 5/31/2017
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tiên tiến trong xử lý và bảo quản nho, táo đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm 5/31/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123400607 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn