Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội 4:07 PM,6/7/2017

Hội thảo “Chất lượng không khí ở Hà Nội - tình trạng và giải pháp khoa học kỹ thuật 2017” do Đại học KH&CN HN phối hợp với Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nôi tổ chức vừa diễn ra ngày 5/6 nhằm mục đích tìm nguyên nhân, bàn cách khắc phục tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội.

Theo diễn giả Ngụy Thị Khanh - Giám đốc điều hành của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) - ô nhiễm không khí ở các khu đô thị trong đó có Hà Nội ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do bụi. Nếu chỉ số AQI - chỉ số đo chất lượng không khí do Mỹ đưa ra - của Việt Nam trung bình năm 2016 là 121 thì trong quý I năm 2017 đã là 123 (mức mà có thể gây dị ứng và những cá nhân có bệnh về hô hấp và bệnh tim nên ít ra ngoài).

Tương tự, nồng độ PM 2.5 trung bình năm 2016 là 50,5 microgam/m3 thì quý I 2017 đã là 54,6 microgam/m3 , gấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn quốc gia cho phép là 25 microgam/m3. Nếu như toàn năm 2016, chúng ta có 123 ngày vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia về các chỉ số an toàn không khí, 282 ngày vượt ngưỡng WHO thì mới quý I chúng ta đã có 37 ngày vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia và 87 ngày vượt ngưỡng WHO.

Theo tổ chức Green ID, khi nghiên cứu những thời điểm nồng độ PM2.5 và chỉ số AQI vô cùng cao trong năm 2016 tại Hà Nội thì thấy hướng gió và nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ phía đông đưa lại, với nồng độ tăng cao hơn khi di chuyển từ đồng bằng Châu Giang, Quảng Châu sang gặp các khu công nghiệp phía đông Hà Nội .

 

“Những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu theo nghiên cứu trên 1.400 người dân cuối năm 2016 là công nghiệp, giao thông, sản xuất năng lượng,…Trong khi đó ở Hà Nội nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu cho rằng giao thông và xây dựng là 2 nguồn gây ô nhiễm chính. Chúng tôi cho rằng cần quan tâm cả nguồn bên ngoài, đặc biệt là nhiệt điện than” - bà Khanh cho hay.

Sở dĩ tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng bởi chúng ta phải đối mặt với những thách thức trong quá trình giảm ô nhiễm ở Hà Nội. Phó giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Trung Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội - cho rằng chúng ta đang gặp những thách thức như: Thông tin về phát thải thay đổi liên tục trong khi chúng ta hạn chế về cả nhân lực, vật lực nên dẫn tới việc bị thiếu dữ liệu kiểm kê phát thải, ảnh hưởng tới việc đưa ra các quyết sách. Bên cạnh đó, mật độ dân số tăng, chất lượng giao thông có vấn đề, chất lượng ô tô, xe máy kém, mới quan tâm tới giao thông động mà chưa quan tâm giao thông tĩnh, ý thức tham gia giao thông của người dân kém….

Bàn về giải pháp khắc phục hiện tượng trên, bà Khanh đưa ra một vài gợi ý: “Chúng ta cần ban hành Luật bảo vệ không khí sạch, giảm phát thải nhiệt điện than, dùng năng lượng tái tạo, giảm phát thải từ phương tiện giao thông, … công khai thông tin về tác động của ô nhiễm không khí và nỗ lực thay đổi hành vi của người dân”.

"Mỗi người dân có thể góp phần giảm bớt khí thải bằng cách tắt máy khi chờ đèn đỏ từ 20s, tham gia vào các hoạt động tạo nhiều không gian xanh cho đô thị" - bà Khanh nói thêm.

Tiếp cận vấn đề từ góc nhìn giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn ở Hà Nội, Phó giáo sư, tiến sĩ Nghiêm Trung Dũng cho rằng: “Chúng ta cần quản lý giao thông, quy hoạch lại đô thị và cần kiểm soát phát thải của phương tiện giao thông cơ giới. Cố gắng đưa cộng đồng và thị trường vào mối quan tâm chung về ô nhiễm, tăng cường sử dụng biện pháp kinh tế thay vì biện pháp hành chính…”

TS. Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, giảng viên, Khoa Năng lượng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Việt - Pháp) thì đưa ra một số giải pháp thay thế nhiệt điện than - một trong nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - bằng năng lượng sạch mà trường Đại học Việt Pháp đang nghiên cứu.

Nguồn: Báo Khoa học & phát triển

Send Print  Back
The news brought
Cửa ngăn nước ngập 6/5/2017
Hệ thống khai thác nước mưa để chống ngập lụt trong các thành phố 6/5/2017
Quy trình chống ngập đường phố do mưa lớn gây ra 6/5/2017
Hệ thống chống ngập lụt mùa mưa trong các thành phố 6/5/2017
Phương pháp chống ngập, lũ lụt, thiếu hụt nước ngầm, sụt lún bằng cách bổ sung nhân tạo nguồn nước mưa gây ngập xuống tầng chứa nước dưới đất 6/5/2017
Hệ thống lò đốt rác thải 6/5/2017
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động vớt rác và tự động di chuyển, đề xuất giải pháp công trình phù hợp với thiết bị tại cửa lấy nước các công trình thuỷ lợi 6/2/2017
Chế phẩm khử mùi không khí từ quả bơ 5/31/2017
Xử lý rác thải bằng giải pháp công nghệ mới 5/31/2017
Giải pháp bảo vệ môi trường dành cho xe tải 5/31/2017
Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ bằng tư liệu viễn thám 5/25/2017
Công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển 5/23/2017
Nghiên cứu đầu tiên về khả năng sinh tổng hợp nhựa sinh học của vi khuẩn từ đất ở Việt Nam 5/23/2017
Đà Nẵng: ứng dụng bồn biogas bằng vật liệu compositste xử lý chất thải chăn nuôi và thu hồi khí sinh học phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã Hòa Sơn 5/23/2017
Sản xuất gốm không cần nung 4/3/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123368646 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn