Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Khoa học phục cho phát triển nông thôn và nông nghiệp 1:59 PM,2/10/2012

 

Những năm qua, cụm công trình khoa học ngăn sông bằng đập trụ đỡ (ĐTĐ) và đập xà lan (ĐXL) do GS-TS. Trương Đình Dụ và các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Kinh tế Thủy lợi Việt Nam thực hiện đã và đang được ứng dụng cho nhiều công trình thủy lợi mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao.
       Theo đánh giá của các nhà khoa học, ĐTĐ và ĐXL là công trình nghiên cứu có giá trị sáng tạo rất lớn về khoa học và đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong xây dựng các công trình ngăn sông vùng cửa sông và vùng đồng bằng ven biển. Thông qua việc áp dụng trong thực tiễn sản xuất từ gần 10 năm nay đã chứng tỏ công nghệ này đem lại hiệu quả lớn về kinh tế và xã hội. So sánh với công nghệ truyền thống, ĐTĐ giá thành bằng 60-80% và ĐXL bằng 60%.
        Ngay sau khi cống Phước Long đưa vào vận hành, với tính năng ưu việt, công nghệ này nhanh chóng được nhân rộng ra hàng loạt công trình khác. Đó là: cống Thông Lưu (Bạc Liêu), 7 công trình ở địa bàn tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ trong dự án Ô Môn - Xà No, hàng loạt công trình ở tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và đỉnh cao là dự án phân ranh mặn ngọt Bạc Liêu - Sóc Trăng gồm 63 cống dạng ĐXL đã được thiết kế và xây dựng. Đến nay, gần 100 công trình đã được thi công theo công nghệ nói trên, giải quyết được những khó khăn mà các loại hình công trình hiện nay không thể giải quyết. 
        Với việc ứng dụng công nghệ nói trên trong thi công các cống, đập thủy lợi đã và sẽ tiết kiệm cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. ĐXL di động thực sự là một "giải pháp vàng" đối với những vùng sản xuất có chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất chưa rõ ràng như vùng bán đảo Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Những khu vực này, trước đây nhiều vùng rộng lớn được ngọt hóa để sản xuất lúa thì nay quá nửa diện tích đó đã đưa nước mặn vào để nuôi trồng thủy sản, có vùng chuyên nuôi tôm, có vùng vừa nuôi tôm vừa trồng lúa, có vùng hôm nay nuôi tôm nhưng một thời gian ngắn sau lại trồng lúa. 
        Công nghệ ĐXL giải quyết những vấn đề then chốt để cải tiến công nghệ, phát triển hoặc tạo sản phẩm mới; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất; tạo điều kiện hình thành và phát triển ngành nghề mới; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của nền kinh tế.

Nguồn: "HNM online", 10/2/2012

 

 

 

 

 

 

Send Print  Back
The news brought
Hà Nội: Diện tích rau an toàn được kiểm soát an toàn thực phẩm, mới đạt 27% 2/10/2012
Từ cánh đồng lúa 10 tấn đến cánh đồng lúa mẫu lớn 2/9/2012
Sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời 2/8/2012
Nhà máy Đạm Cà Mau công bố sản phẩm thương mại đầu tiên 2/3/2012
Bắc Giang tìm vị thế cho chăn nuôi 2/1/2012
Tiền Giang phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống 1/30/2012
Vinamilk sẽ đưa vào hoạt động 3 nhà máy mới 1/20/2012
Hà Nội thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa 1/17/2012
2 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 12/16/2011
Xúc tiến thương mại và phát triển ca cao VN bền vững 12/16/2011
Xuất khẩu trái cây đạt 600 triệu USD 12/16/2011
Gạo thơm rộng cửa xuất khẩu 12/16/2011
Hội thảo phổ biến thông tin công nghệ sản xuất nông sản an toàn và phát triển thương hiệu 12/14/2011
Hạt giống rau nhập khẩu chiếm 80% 12/12/2011
Sản xuất nấm linh chi theo công nghệ sạch 12/11/2011













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123567646 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn