Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vệ tinh nhỏ Việt Nam quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai 9:41 AM,1/30/2012

Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ (CNVT) đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 137/2006/QÐ-TTg (ngày 14/6/2006). Trong đó nêu bật sự cần thiết, cấp bách của việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, giữ vững an ninh và quốc phòng trong tình hình mới. 
     Cùng với việc triển khai các dự án thành phần, năm 2010, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được Chính phủ giao triển khai, thực hiện Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường (VNREDSat-1). Ðây là dự án đang được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp và dự kiến vệ tinh VNREDSat-1 sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014. Song vệ tinh này, theo các nhà khoa học chỉ có tuổi thọ năm năm. Làm sao bảo đảm cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng CNVT không bị gián đoạn, nhất là việc chụp và thu thập ảnh viễn thám phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và ứng phó với thiên tai, thảm họa.
     Tại Văn bản số 1044/TTg-QHQT (ngày 30-6-2011)  gửi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đồng ý đưa Dự án vệ tinh nhỏ Việt Nam thứ hai, quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1B) vào danh mục đề nghị sử dụng vốn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Bỉ. Dự án VNREDSat-1B được triển khai, thực hiện từ năm 2012, với tổng nguồn vốn đầu tư là 83,5 triệu USD (trong đó vốn đối ứng Việt Nam là 3,1 triệu USD). Theo Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên, Viện phó CNVT, thì dự án bao gồm các hạng mục: Thiết kế và chế tạo một quả vệ tinh quang học dùng quan sát trái đất; xây dựng cơ sở hạ tầng cho phân hệ mặt đất (gồm trạm điều khiển vệ tinh và trạm thu ảnh vệ tinh); thuê dịch vụ phóng đưa vệ tinh VNREDSat-1B vào quỹ đạo hoạt động; đào tạo và chuyển giao công nghệ, cung cấp và lắp đặt trang thiết bị cho phòng thí nghiệm về công nghệ vệ tinh nhỏ... Dự kiến vệ tinh VNREDSat-1B sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2017. Nghĩa là tiếp nối vệ tinh VNREDSat-1 khi vệ tinh này còn một phần ba tuổi thọ (theo thiết kế). Thực hiện Dự án vệ tinh nhỏ thứ hai nhằm phối hợp với vệ tinh VNREDSat-1 để cung cấp các thông tin ảnh dưới dạng độ phân giải cao, cũng như độ phân giải phổ cao tại các vùng trên bề mặt trái đất. Tuy nhiên, giữa các ảnh này, như các nhà chuyên môn cho biết, có một số đặc điểm khác nhau. Sản phẩm ảnh của vệ tinh VNREDSat-1 cơ bản giống ảnh chụp thông thường nhìn thấy được rõ nét dưới dạng ảnh đen trắng, hoặc ảnh mầu đa phổ (ba mầu cơ bản). Trong khi ảnh do vệ tinh VNREDSat-1B chụp là ảnh siêu phổ, tức là tại các vị trí cần chụp VNREDSat-1B cung cấp không chỉ thông tin của ba mầu cơ bản mà số lượng mầu đã tăng lên rất nhiều (có thể tới hàng trăm dải phổ khác nhau).
      Lâu nay, không chỉ ở nước ta mà khá nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh đa phổ vẫn được dùng rộng rãi trong hoạt động quản lý và giám sát thiên nhiên. Nhưng với các ưu việt mà ảnh siêu phổ đem lại, xu thế chung là kết hợp việc sử dụng cả hai loại ảnh đa phổ và siêu phổ nhằm tăng hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát cũng như đánh giá chính xác thực trạng tài nguyên thiên nhiên, các hiện tượng thiên tai của mỗi quốc gia. Cho nên, trong điều kiện ngành CNVT của ta mới đi những bước đầu, thì việc hợp tác khoa học, thuê thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh và phóng vệ tinh nhỏ như VNREDSat-1, và tiếp nối Dự án VNREDSat-1B là cần thiết. Bởi triển khai, thực hiện các dự án này có hiệu quả, chúng ta không những chủ động trong điều tra, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đỡ phải lệ thuộc mua ảnh của nước ngoài, mà còn là thời cơ để đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật thạo tay nghề; từng bước tiếp nhận chuyển giao công nghệ cho cả phần thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và ứng dụng ảnh đa phổ, siêu phổ ngày càng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.

Nguồn: "Báo NDĐT", 21/1/2012

Send Print  Back
The news brought
Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản 1/30/2012
Ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán 1/20/2012
Thêm 3 doanh nghiệp được ưu tiên đặc biệt trong xuất nhập khẩu 1/17/2012
Thúc đẩy tiến trình xây dựng chính quyền điện tử Thủ đô 1/17/2012
Tôn vinh thương hiệu truyền thống, gia truyền nổi tiếng Hà Nội 1/10/2012
Quảng Ninh phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao 1/9/2012
Phát động Giải báo chí về khoa học công nghệ 1/9/2012
Nhiều thiết bị điện vi phạm quy định về ghi nhãn 1/6/2012
10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu về bản quyền tác giả năm 2011 1/5/2012
Tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành công thương 1/5/2012
Hà Nội ưu tiên phát triển công nghệ cao 12/23/2011
Viện Ngôn ngữ học đã nghiệm thu 8 đề tài khoa học 12/23/2011
Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ 12/16/2011
Khai giảng hai lớp “Tiếng Anh giao tiếp” cho cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ 12/13/2011
Hợp tác toàn diện giữa TPHCM và các tỉnh Nam bộ - Tạo thế và lực mới 12/13/2011













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123441773 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn