Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm 'lối thoát' cho nông nghiệp khi biến đổi khí hậu diễn biến khó lường 3:34 PM,11/18/2016

Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới mọi lĩnh vực, nhưng sâu sắc nhất là trong nông nghiệp. Vậy đâu là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.

Trong thời gian qua và thời gian tới đây, vấn đề biến đổi khí hậu có tác động rất mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, trong đó tác động mạnh mẽ nhất là nông nghiệp.

Từ cuối năm 2014 đến 2016, do tác động của thời tiết Elnino khiến 18 tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) phải chịu hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài trên diện rộng, làm ảnh hưởng tới 2 triệu người dân, thiệt hại hàng nghìn Ha lúa. Tổng thiệt hại, ước tính khoảng 15.000 tỷ đồng. Riêng trong đợt mưa lũ 2 tháng 10 và 11/2016, cũng đã gây ra hậu quả nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung.

Về biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, ông Ngô Xuân Kiều cho biết, không phải bây giờ mới có mà đã triển khai từ rất lâu, trong đó có hàng loạt các biện pháp khác nhau từ công trình đến biện pháp phi công trình. Ngành nông nghiệp thực hiện biện pháp công trình từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là sau khi có chiến lược quốc gia về thích ứng biến đổi khí hậu quốc gia năm 2008, đến quyết định 158 của Chính phủ, Việt Nam đã triển khai rất nhiều chương trình nhằm thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam chi tương đối nhiều cho biện pháp công trình như thủy lợi, hồ đập … tuy nhiên, phần thích ứng phần mềm, còn đầu tư tương đối hạn chế. Như thay đổi cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu giống, để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với các điều kiện thời tiết tiết thay đổi và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể nhận biết rõ nét nhất ở các khía cạnh như thay đổi cực trị ở trong mưa, nhiệt độ, đặc biệt, nước biển dâng làm cho xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Biện pháp mềm có thể thích ứng với các kiểu thời tiết cực đoan.

Các biện pháp trên đã được người nông dân áp dụng từ lâu, từ kinh nghiệm và dần có những biện pháp thích ứng. Nhưng các biện pháp mới ở quy mô nhỏ và hiện chưa có những đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế ra sao, để nhân rộng hơn các biện pháp hiệu quả và thích ứng cao hơn, đảm bảo kế hoạch vừa thích ứng biến đổi và vừa đảm bảo kinh tế mà đảm bảo chi phí thấp nhất.

Trong thích ứng biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có Chương trình biến đổi khí hậu quốc gia với sự tham gia của tất cả các Bộ, ngành. Đây là nội dung quan trọng trong thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu COP 21, và Chương trình này sẽ sớm được Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp cũng có nhiều chiến lược khác nhau như chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu 2011 – 2016. Gần đây, vào tháng 4/2016, có Chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020, trong đó có liệt kê các giải pháp mang tính chiến lược có hiệu quả cao nhất, để tập trung nguồn lực cho các giải pháp đó. Trong đó, trú trọng thay đổi cơ cấu giống, thay đổi cơ mùa vụ để đạt hiệu quả tốt hơn cho cây trồng, vật nuôi. Một số vùng ven biển có thể chuyển đổi cơ cấu sản xuất, như tập trung từ lúa sang tôm – lúa hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản … Vì các vùng đó có sự xâm nhập mặn cao.

Ý nghĩa của các biện pháp đem lại đảm bảo hiệu quả kinh tế, đà tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đảm bảo nâng cao được những trụ cột chính, như năng lực thực hiện của hệ thống nông nghiệp, đảm bảo an ninh lượng thực và đóng góp cho giảm thiểu khí thải nhà kính mà Việt Nam đã cam kết.

Ông Kiều cho biết thêm, bảng cập nhật về kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cập nhật thường xuyên, vào tháng 8 đã có bản cập nhật cho từng tỉnh, thành phố. Dựa vào 3 kịch bản chương trình đó là kịch bản rác thải thấp, trung bình và cao và dựa vào đó để có chiến lược thích ứng cho phù hợp.

Kịch bản sẽ xây dựng theo vùng miền, kịch bản quốc gia được xây dựng theo vùng miền bởi biến đổi khí hậu ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng chưa chắc đã áp dụng được cho ĐBSCL. Về kịch bản quốc gia mang tính tổng thể nhưng cũng mang tính địa phương cụ thể.

Các địa phương cũng sẽ xây dựng kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu riêng, dựa vào kịch bản chính do Bộ TN&MT xây dựng phối hợp với một số tổ chức hỗ trợ khác trên thế giới.

Nguồn: Báo Việt Q, ngày 17/11/2016.

Send Print  Back
The news brought
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Quảng Ninh tham quan một số các công nghệ, mô hình điển hình trong lĩnh vực chăn nuôi 11/18/2016
Lai Châu: đẩy mạnh phát triển KH&CN trong nông nghiệp nông thôn 11/18/2016
Thủ tướng dự lễ tôn vinh các hợp tác xã, nông dân có sáng chế tiêu biểu 11/17/2016
Hội thảo 2 dự án: “Phân vi sinh” và “Ứng dụng máy gia tốc điện tử” trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á 11/17/2016
Nam sinh sáng chế máy làm sạch không khí và diệt khuẩn đa năng 11/15/2016
Phát hiện 2 loài tỏi rừng mới ở Quảng Ngãi 11/15/2016
Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp khu vực trung du và miền núi phía Bắc 11/15/2016
Lai Châu tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình lúa Khẩu ký thương phẩm 11/15/2016
Vườn thủy canh, giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực ở Bắc Cực 11/15/2016
Cao Bằng: tổng kết mô hình liên kết trong tiêu thụ nông sản 11/15/2016
Chuyển giao công nghệ sinh học cho 'hai lúa' 11/10/2016
Bình Dương: hội nghị Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp về công nghệ tưới và giải pháp phòng trừ ruồi đục trái trên cây có múi 11/10/2016
Trà Vinh tổ chức hội thảo “Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế” 11/10/2016
Mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua picota tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 11/8/2016
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp 11/8/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123430558 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn