Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nguồn tài sản trí tuệ lớn chưa được khai thác hiệu quả 3:30 PM,11/18/2016

Việt Nam có nguồn tài sản trí tuệ rất lớn, đó là các kết quả nghiên cứu, sáng chế, giải pháp hữu ích và một lượng không nhỏ sáng chế của các nhà khoa học không chuyên. Làm thế nào khai thác hiệu quả nguồn tài sản này là nội dung chính của hội thảo “Thương mại hóa công nghệ” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 15/11/2016 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chiến lược phát triển KH&CN đến 2020 đã nhấn mạnh đến những phương hướng quan trọng, trong đó có nội dung “phát triển thị trường KH&CN gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu”. Nhìn lại quá trình phát triển thị trường KH&CN đến nay, có thể thấy một thực trạng là tỷ lệ thương mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu chưa cao. 

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, kể từ năm 2000, mỗi năm Nhà nước bỏ ra 2,5 đến 3 tỷ USD để nhập khẩu thiết bị, công nghệ. Gần 65% giá trị nhập khẩu thiết bị, công nghệ có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc. Vấn đề đặt ra là trong số những thiết bị, công nghệ nhập khẩu này, nhiều thiết bị, công nghệ có thể chế tạo được ở trong nước.

Thống kê cho thấy, hàng năm cả nước có khoảng 2.000 nhiệm vụ KH&CN, 20.000 kết quả nghiên cứu từ các viện, trung tâm, doanh nghiệp và khoảng 16.000 kết quả nghiên cứu từ các trường đại học. Bên cạnh đó còn có nhiều giải pháp, sáng chế, kết quả nghiên cứu từ các nhóm đơn lẻ, cá nhân có tiềm năng ứng dụng lớn vào thực tiễn, có thể khai thác thương mại phục vụ phát triển sản xuất.

Việc ứng dụng công nghệ trong nước tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, thuận lợi rõ rệt nhất là chi phí đầu tư chuyển giao công nghệ, sửa chữa, thay thế thiết bị, thuê chuyên gia nước ngoài… sẽ giảm đáng kể so với việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ nước ngoài. Tuy có những ưu điểm như vậy nhưng việc ứng dụng công nghệ trong nước hay nói cách khác, việc thương mại hóa công nghệ chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân của tình trạng này, một phần là do doanh nghiệp thiếu thông tin về khả năng nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước. Về phía nhà khoa học, do thiếu kinh phí để triển khai hoặc thiếu thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp nên hoạt động nghiên cứu chưa sát với nhu cầu thực tế. 

Giải quyết tình trạng trên, các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra một số giải pháp được áp dụng tại các nước phát triển trên thế giới, đồng thời giới thiệu một số ví dụ điển hình về thương mại hóa công nghệ thành công tại Việt Nam. Về phía Bộ KH&CN, thời gian qua, Bộ đã giao cho Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN làm đầu mối mời một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Triển lãm thiết bị công nghiệp SuwaMesse tại Nhật Bản với mục đích hợp tác, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được coi là trọng tâm của các chính sách kinh tế. Hoa Kỳ và Vương quốc Anh được coi là thiên đường cho các doanh nghiệp nhiều tiềm năng và sáng tạo bắt đầu khởi nghiệp, cũng là những quốc gia đã đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phát triển KH&CN cho thương mại và kinh tế. Thung lũng Silicon là mô hình rõ rệt nhất về đầu tư cho nghiên cứu sáng tạo và thương mại hóa công nghệ. 

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN, ngày 17/11/2016.

Send Print  Back
The news brought
Nghiệm thu nhiệm vụ hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư “Giám sát giao thông đô thị trực tuyến - Giải pháp quản lý giao thông và phát triển đô thị Hà Nội” 11/18/2016
Bồi dưỡng nghiệp vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho cán bộ CHDCND Lào 11/18/2016
Nghiệm thu đề tài “Một số đặc trưng của văn hóa Phú Yên” 11/18/2016
Đà Nẵng trao Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty TNHH Châu Đà 11/18/2016
APMP 2016: Nâng cao chất lượng và an toàn cuộc sống 11/17/2016
Bế mạc sự kiện Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ năm 2016 11/17/2016
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 11/17/2016
Đại học Thái Nguyên: Ưu tiên hoạt động nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu xã hội 11/17/2016
Techfest 2016: Hơn 3.000 lượt người tham gia, 250 lượt kết nối đầu tư 11/15/2016
Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 12 11/15/2016
Khai trương cổng thông tin kết nối cung- cầu công nghệ trực tuyến 11/10/2016
Tăng cường kết nối cung - cầu công nghệ 11/10/2016
Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phối hợp sởi-rubella 11/10/2016
Quảng Trị: nghiệm thu đề tài về xác định mức độ tác động địa chấn và khoanh vùng dự báo khu vực ảnh hưởng của động đất... 11/10/2016
Quản lý KH&CN, đầu tư cho KH&CN thông qua cơ quan tài trợ 11/10/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123799721 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn