Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chuyển giao công nghệ sinh học cho 'hai lúa' 3:18 PM,11/10/2016

Nhiều nông dân ở TPHCM đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, đầu tư xây dựng nhà kính, nhà màn, hệ thống tưới phun sương..., thậm chí đột phá vào lĩnh vực công nghệ sinh học để làm giàu.

Vốn yêu thích hoa lan, chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền (ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) đã khởi nghiệp bằng cách phá bỏ hơn 4 ha đất trồng cao su kém hiệu quả để chuyển sang trồng lan và mạnh dạn đầu tư làm hệ thống tưới nước tự động với quy trình phun thuốc và bón phân hiện đại. Số tiền mà chị Huyền đầu tư cho dự án này là trên 10 tỷ đồng. Thành quả từ vườn lan Huyền Thoại mà chị vun đắp đến nay đã đơm hoa. Hơn 150.000 gốc lan các loại, cung cấp hàng nghìn cành mỗi ngày cho nhiều chợ, siêu thị ở các thành phố lớn và xuất khẩu sang Trung Quốc, Campuchia, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình chị Huyền hơn 2 tỷ đồng/năm.

Chị Huyền cho rằng, nông dân hiện đại nếu không đầu tư, tận dụng chất xám trên đồng ruộng, ứng dụng công nghệ cao thì chỉ có thất bại. “Tôi đang có kế hoạch đầu tư hệ thống cấy mô để nhân giống lan. Tôi đã sang nước ngoài tham khảo rồi, bây giờ chỉ cần trang bị kiến thức trước khi đầu tư hệ thống này. Có hệ thống cấy mô sẽ giúp chúng tôi làm chủ khâu sản xuất giống, giảm được chi phí cây giống, đồng thời có thể cung cấp cho các hộ khác”, chị Huyền nói.

Không chấp nhận tình trạng “nuôi tôm ba thắng, bảy thua”, anh Phạm Duy Khánh (xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ) tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Với diện tích ao 3 ha, anh Khánh áp dụng mô hình nuôi tôm chân trắng theo quy trình kết hợp nuôi ghép cá rô phi và mô hình nuôi tôm chân trắng theo quy trình Biofloc. Từ mô hình này, sản lượng và lợi nhuận ngày càng tăng, thu nhập của anh tăng gấp đôi so với kiểu nuôi trồng truyền thống, mang lại lợi nhuận cho gia đình anh Khánh khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Tại hội nghị công nghệ sinh học (CNSH) toàn quốc khu vực phía Nam diễn ra tại TPHCM ngày 31/10, TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM cho biết, thành phố rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Việc chuyển giao công nghệ cho nông dân thông qua các trung tâm khuyến nông bằng cách hỗ trợ bà con xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đưa các giống mới vào (như chọn tạo giống hoa lan), xây dựng các nhà lưới có ứng dụng hệ thống tưới tự động kết hợp với cung cấp dinh dưỡng hoặc hướng dẫn bà con dùng các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

“CNSH là nông nghiệp kỹ thuật cao, trình độ của bà con nông dân lại hạn chế nên khi chuyển giao không thể đưa một lúc nhiều biện pháp vào mà phải chọn lựa tùy theo điều kiện đầu tư của người nông dân”, ông Xô cho biết.

Cũng theo TS Xô, CNSH còn khá mới mẻ, vốn đầu tư lớn trong khi rủi ro lại rất cao nên hiện nay, các doanh nghiệp tham gia còn rất ít. Trước mắt, trung tâm CNSH ưu tiên nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp vì dễ thành công, có thể ứng dụng ngay và thời gian thu hồi vốn nhanh.     

Theo TS Dương Văn Xô, TPHCM đã có những chính sách thu hút các nhà khoa học có uy tín, năng lực như cho phép trung tâm hợp đồng, thuê các chuyên gia đầu ngành về CNSH về làm việc tại trung tâm và có thể trả lương tới 150 triệu đồng/tháng.

Nguồn: Báo Tiền Phong, ngày 1/11/2016.

Send Print  Back
The news brought
Bình Dương: hội nghị Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp về công nghệ tưới và giải pháp phòng trừ ruồi đục trái trên cây có múi 11/10/2016
Trà Vinh tổ chức hội thảo “Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế” 11/10/2016
Mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua picota tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre 11/8/2016
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp 11/8/2016
Nghệ An: mô hình nuôi cá trắm giòn và chép giòn trong ao đất bằng thức ăn đậu tằm trên địa bàn huyện Đô Lương năm 2016 11/8/2016
Thử nghiệm phương pháp thủy canh bằng nước thải ở Đức 11/8/2016
Bắc Giang: Nâng cao chất lượng vải Lục Ngạn 11/7/2016
Công nghệ biến cải bó xôi thành máy dò bom ngăn khủng bố 11/3/2016
Công nghệ phân tích giới tính phôi giúp tiết kiệm trong chăn nuôi gà 11/3/2016
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hà Giang cho sản phẩm cam sành 11/3/2016
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao 10/24/2016
Nông trại trồng rau xanh trên sa mạc đầu tiên trên thế giới chỉ bằng ánh nắng mặt trời và nước biển 10/24/2016
Nghiệm thu đề tài: nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã của tỉnh Bắc Kạn 9/19/2016
Làm chủ quy trình chọn tạo cây giống đàn hương 9/19/2016
Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh virus và mốc sương bằng phương pháp công nghệ sinh học 9/19/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123433501 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn