Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Gia tăng ô nhiễm môi trường 11:10 AM,10/18/2016
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) vừa công bố cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng. Từ ô nhiễm không khí đến suy thoái nguồn nước; ô nhiễm môi trường cả ở thành thị và nông thôn...

Báo cáo cũng đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý môi trường, những thách thức tồn tại để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp trong thời gian tới.
Theo Tổng Cục trưởng Môi trường (Bộ TN và MT) TS Nguyễn Văn Tài, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, gồm các nội dung như: Phát triển kinh tế - xã hội và sức ép môi trường; biến đổi khí hậu (BÐKH) và thiên tai; phát sinh và xử lý chất thải rắn; môi trường nước; môi trường không khí; môi trường đất; đa dạng sinh học; tác động của ô nhiễm môi trường; công tác quản lý môi trường…
Theo nội dung báo cáo, trong giai đoạn vừa qua nhờ sự nỗ lực trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm, chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan môi trường của một số khu vực được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện vẫn còn nhiều nơi, chất lượng môi trường đang tiếp tục suy giảm, nhất là tại các điểm, nút giao thông, các công trường, khu công nghiệp… ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng.
Tình trạng ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục xảy ra ở trung và hạ lưu (nhất là các đoạn chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề); thậm chí ô nhiễm còn có xu hướng mở rộng phạm vi lên một số khu vực thượng nguồn, vùng nông thôn. Môi trường mặt nước tại các khu vực bị ô nhiễm hầu hết do các chất hữu cơ và vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép; tình trạng ô nhiễm hữu cơ diễn ra khá phổ biến tại nhiều lưu vực sông. Ðáng chú ý, ô nhiễm kim loại nặng mang tính cục bộ, tập trung chủ yếu ở những nhánh sông gần các khu khai thác khoáng sản hoặc các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Ðáng lo ngại lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu thống kê, trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm. Tại khu vực nông thôn, ước tính mỗi năm khu vực này phát sinh khoảng bảy triệu tấn CTR sinh hoạt, hơn 76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Mặt khác, do sự phát triển của các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng cũng tạo sức ép lớn đối với môi trường khi thải ra lượng CTR lớn. Cho nên, vấn đề quản lý CTR sinh hoạt khu vực nông thôn đang là vấn đề nóng của các địa phương hiện nay.
Ngoài ra, chất lượng nước biển ven bờ cũng bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực do ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế ven biển. Ðặc biệt, sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền trung vào tháng 4 vừa qua, diễn ra trên diện rộng, gây hậu quả lớn về kinh tế - xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài tại khu vực này. Vấn đề BÐKH, thiên tai, sự cố môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường xuyên biên giới có xu hướng gia tăng, ngày càng phức tạp...
Thứ trưởng Bộ TN và MT Võ Tuấn Nhân cho biết, công tác BVMT ở nước ta vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Nhiều địa phương còn chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác BVMT; chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và người dân. Hệ thống pháp luật, quy chuẩn còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi; thiếu quy định, tiêu chí, công cụ để sàng lọc, lựa chọn dự án đầu tư, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường, kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tội phạm và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chủ động, thiếu quyết liệt, kém hiệu quả. Ðầu tư cho môi trường còn hạn hẹp, dàn trải, hiệu quả thấp, nhất là chưa có cơ chế, chính sách đột phá thu hút nguồn lực trong xã hội...
Trên cơ sở phân tích của Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011- 2015, Bộ TN và MT sẽ gửi báo cáo tới các cơ quan của Ðảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, để phục vụ cho quá trình hoạch định chính sách phát triển; đẩy mạnh công tác BVMT, hướng tới sự phát triển đất nước một cách bền vững và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, Bộ TN và MT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường của từng cấp, ngành, nhất là chú ý đến việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; tăng cường theo dõi, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn chi ngân sách cho BVMT một cách hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm…
Tiếp tục rà soát, khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, rủi ro xảy ra sự cố môi trường và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, phòng ngừa các sự cố môi trường bằng các biện pháp kỹ thuật - công nghệ phù hợp. Ðẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BVMT đối với các dự án, cơ sở sản xuất có hoạt động xả thải; nhất là các nguồn xả nước thải lớn ra các khu vực dễ bị tổn thương như: vùng duyên hải, ven biển, các lưu vực sông. Ðồng thời, kiên quyết xử nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là đối với các cơ sở thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để.
Nguồn: Báo Nhân dân
Send Print  Back
The news brought
Hệ thống kiểm soát môi trường nước 10/18/2016
VWS đề nghị tạm ngưng xử lý hai nghìn tấn rác/ngày 10/18/2016
Bắn phá bức xạ từ siêu tân tinh cổ xưa có thể đã gây biến đổi khí hậu 10/3/2016
Sử dụng than hoạt tính từ vỏ hạt cà phê loại bỏ Ni khỏi nguồn nước ô nhiễm 9/28/2016
Cụm cấp nước sạch quy mô nhỏ cho khu vực nông thôn và miền núi 9/28/2016
Hệ thống xử lý nước mưa khép kín 9/19/2016
Nghiên cứu kiến trúc nhà ở nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu 9/13/2016
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm Trichoderma và vi khuẩn mang peptid tái tổ hợp phòng trừ nấm mốc Aspergillus flavus nhằm làm giảm thiểu độc tố Aflatoxin trên lạc 9/13/2016
Nghiên cứu ứng dụng enzyme để tẩy mực trong xử lý giấy tái chế 9/13/2016
Nghiên cứu phương pháp tách và xác định dạng arsenic vô cơ trong mẫu nước tự nhiên 9/13/2016
Nghiên cứu mô hình cấp nước cho các cụm dân cư ven biển vùng ĐBSCL 9/13/2016
Thiết kế hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó biến đổi khí hậu 9/13/2016
Sản xuất dầu từ phế thải nylon 9/13/2016
Hệ thống kiểm soát môi trường nước từ xa, ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản 9/9/2016
Hà Lan tài trợ Ninh Thuận xây dựng hệ thống thu gom, xử lý và tái sử dụng nước thải 8/22/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123401589 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn