Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đẩy mạnh giao thương ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tháng 10 1:59 PM,9/14/2016

Vừa qua, trong khuôn khổ triển lãm quốc tế ngành công nghiệp điện tử NEPCON Vietnam 2016, Reed Tradex phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức hội thảo “Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua cơ hội và lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” tại TP.HCM nhằm cung cấp thông tin, chính sách liên quan đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) để hỗ trợ tăng dòng vốn đầu tư và tối đa hóa các cơ hội, hỗ trợ ngành công nghiệp phát triển và mở rộng thị trường.

 Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam đã thể hiện tiềm năng trở thành một trung tâm mới cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại ASEAN, đặc biệt là ngành công nghiệp điện và điện tử. Thực tế cho thấy, sự hiểu biết về những cơ hội và quyền lợi đem đến từ hiệp định thương mại tự do (FTA)  sẽ nâng cao lợi ích kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đang tham gia nhiều hơn vào các FTA xuyên quốc gia như TPP, RCEP, ASEAN +6, ... Bà Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ (SIDEC), Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) chia sẻ về cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp Việt Nam trên đấu trường quốc tế: “Tham gia các FTA mới sẽ tạo điều kiện thâm nhập vào những thị trường mới, rộng lớn hơn cho Việt Nam. Ví dụ như RCEP, với dự tính sẽ có hiệu lực vào năm 2017, 65% danh mục với 8.000-9.000 loại sản phẩm sẽ được miễn giảm thuế. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu các linh kiện và bộ phận thay thế nhiều hơn. Kéo theo đó là sự gia tăng nguồn vốn FDI tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất, đồng nghĩa với nhiều cơ hội sẽ mở ra cho các công ty Việt Nam thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng mặt khác, các nhà sản xuất Việt Nam cũng cần chuẩn bị để đối đầu với sự cạnh tranh cao hơn từ những thị trường tương đồng, trong khi các tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng xuất xứ, biện pháp phòng vệ thương mại sẽ trở nên  gắt gao hơn khi rào cản thuế quan không còn. Chi phí nhân công cũng cần được xem xét, khi mà lợi ích của người lao động sẽ được tập trung quản lý trong khuôn khổ của hiệp định TPP.”

 Theo thông tin từ Tạp chí Cộng sản, kết quả một cuộc khảo sát vào năm 2011, tiến hành ở 10 tỉnh thành, cho thấy 96% trên tổng số 2.500 doanh nghiệp tham gia khảo sát là doanh nghiệp nhỏ. Tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến năm 2014, phần lớn các doanh nghiệp này vẫn đang sử dụng những công nghệ cũ của 2-3 thế hệ trước. Trong số này, 75% máy móc, dây chuyền sản xuất là của những năm 1960-1970; 75% thiết bị đã khấu hao hết; và 50% đã được tân trang lại.

Nói về cơ hội của ngành điện tử Việt Nam, ông Lưu Hoàng Long, Chủ tịch của Hiệp hội VEIA chia sẻ: “Năm 1996, ngành điện tử Việt Nam mới xuất khẩu được lô hàng đầu tiên trị giá chưa đến 100 triệu USD thì năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này đã đạt hơn 57 tỉ USD, đứng đầu các ngành hàng xuất khẩu cả nước với tốc độ tăng trưởng trên dưới 30% hàng năm. Tuy kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy nhưng giá trị chủ yếu nằm ở những doanh nghiệp FDI với tỷ lệ sử dụng nội địa hóa còn thấp, khoảng 20-30%. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nói chung và các nhà sản xuất nói riêng, có thể nắm bắt thời cơ để phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ khi mà thuế nhập khẩu sẽ được miễn giảm đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; đồng thời cũng có được những thuận lợi hơn từ việc nhập nguyên vật liệu”

 Nhằm tăng cường giao lưu thương mại và công nghệ trong ngành, tháng Mười, từ ngày 6 – 8 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), NEPCON Vietnam 2016 sẽ trở lại như một nền tảng giao thương với sự tham dự của các nhà cung cấp công nghệ quốc tế để cùng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chương trình sẽ được đồng tổ chức với METALEX Vietnam 2016 – triển lãm quốc tế về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại, chương trình sẽ có sự tham gia trình diễn công nghệ của hơn 500 thương hiệu, đến từ 25 quốc gia.

Nguồn: cesti.gov.vn

Send Print  Back
The news brought
Giới thiệu công nghệ mới cho ngành in tại Việt Nam 9/14/2016
Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè an toàn tại tỉnh Yên Bái 9/13/2016
Cuộc thi phát triển đô thị thông minh và nâng cao chất lượng cuộc sống: Đề tài “Hệ thống đèn đường thông minh S3”đoạt giải nhất 9/13/2016
Thử nghiệm truyền hình 4K từ tháng 9 9/13/2016
Triển lãm và hội nghị khởi nghiệp quốc tế quy mô lớn nhất tại Việt Nam - HATCH! FAIR 2016 9/13/2016
Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao TP.HCM: Dấu ấn 10 năm ươm tạo, hỗ trợ doanh nghiệp 9/13/2016
Tập huấn ứng dụng nấm xanh trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 9/13/2016
Sinh viên IT chế tạo khóa ‘thông minh’ 9/13/2016
Lai Châu: đánh giá, nghiệm thu dự án mã số 03.12-DALC.KN 9/13/2016
Những nữ sinh giỏi sáng chế, mê công nghệ 9/13/2016
Thúc đẩy quan hệ hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam và Thụy Điển 9/13/2016
Bến Tre: nghiệm thu đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý và bảo quản quả nhãn và măng cụt sau thu hoạch 9/13/2016
Phần mềm biên soạn đề thi của cậu học trò xứ Quảng 9/13/2016
Tạo ra tia laser làm từ máu giúp phát hiện sớm bệnh ung thư 9/9/2016
Tổ chức nghiệm thu 2 chiến hạm hiện đại 9/9/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123824166 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn