Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bản đồ công nghệ giúp nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo 10:26 AM,8/9/2016

Bộ KH&CN vừa hoàn thiện bản đồ công nghệ ngành chọn tạo giống lúa. Với bản đồ này, Việt Nam xác định được thời gian tới sẽ sản xuất các giống lúa nào, nhờ công nghệ gì và năng lực cạnh tranh ra sao, từ đó nâng cao chất lượng gạo và giá trị sản phẩm lúa gạo của Việt Nam, đặc biệt là gạo xuất khẩu.

Phát triển thương hiệu gạo bản địa

Những năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng khá, chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới nhưng giá trị xuất khẩu trên đơn vị sản phẩm lại thấp. Một số doanh nghiệp đã bước đầu xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về thị trường như Gạo Ngọc Đồng (của doanh nghiệp Gentraco), Hương Lúa (ITA Rice), Tứ Quý (ADC), gạo hữu cơ Hoa Sữa (Công ty Viễn Phú), gạo Bảy Núi (Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang), thương hiệu gạo thơm ST ở Sóc Trăng, gạo Nàng thơm Chợ Đào, Tám xoan Hải Hậu...

Theo Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ Tạ Việt Dũng, việc xây dựng thành công bản đồ công nghệ trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa như một bức tranh toàn cảnh của ngành lúa gạo nước nhà, khi nhìn đó, chúng ta có thể thấy được chúng ta đang sản xuất những loại giống nào, năng suất, sản lượng bao nhiêu, áp dụng các loại công nghệ gì, ở đâu, trình độ so với thế giới như thế nào. Bản đồ này cũng đưa ra được những định hướng cần tập trung phát triển sản phẩm nào, phân khúc thị trường nào trong tương lai.

Khẳng định những tác dụng tích cực của bản đồ công nghệ trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, TS Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm cho biết, những nước xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao hàng đầu hiện nay là Thái Lan, Ấn Độ hay Pakistan thì họ dựa rất nhiều vào các giống bản địa. Việt Nam cũng có rất nhiều giống bản địa với nhiều ưu điểm riêng nhưng thời gian qua chúng ta chưa chú ý khai thác, đưa vào bản đồ gen. Với bản đồ công nghệ, bao gồm bản đồ gene các giống lúa, sẽ giúp rút ngắn thời gian chọn tạo giống, cải thiện các giống bản địa theo hướng khắc phục nhược điểm, giữ lại các ưu điểm.

“Chẳng hạn, vừa rồi tập đoàn Lộc trời đã phát triển các giống gạo hạt dài ở Tây Ninh thành một loại gạo có tiềm năng xuất khẩu rất tốt, hạt gạo dài 8 mm, tương đương các loại gạo bản địa của Campuchia,” TS Đào Thế Anh dẫn chứng.

Đáng chú ý, theo TS Đào Thế Anh, nhiều giống lúa bản địa quý của Việt Nam đang có nguy cơ biến mất do không được khai thác hiệu quả. Việc xây dựng bản đồ gen về lâu dài có tác động tích cực cho kinh tế nông hộ, đặc biệt là nông họ nhỏ, vùng miền núi. Ở đây có nhiều giống bản địa quý nhưng đang ở dạng tiềm năng. Việc xây dựng bản đồ công nghệ sẽ giúp các giống bản địa đang ở dạng tiềm năng được đưa vào canh tác, trở thành các sản phẩm hàng hóa có chất lượng, phát huy những giá trị quý, đồng thời cải thiện các nhược điểm của các giống bản địa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Sớm xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng gạo

Thực tế, việc áp dụng khoa học công nghệ cần phải được đẩy mạnh trong quá trình sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam. Theo TS Đào Thế Anh, việc xác định được từng vùng sản xuất có thế mạnh về mặt sinh thái của từng giống lúa của Việt Nam cần phải đặt đúng chỗ. Giống lúa nào trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long, giống lúa nào trồng ở Đồng bằng sông Hồng, tránh nhiều giống tạp nham hiện nay. Việc hoàn thành bản đồ công nghệ là tiền đề để chúng ta chọn tạo ra những giống lúa thuần chống chịu mặn - hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, TS Đào Thế Anh cho rằng, cần gấp rút xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng gạo. Bộ tiêu chuẩn chất lượng gạo hiện hành được xây dựng từ những năm 1960, rất lạc hậu. Bộ tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu cần chi tiết cho từng loại gạo mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu để làm định hướng cho toàn bộ các chủ thể trong chuỗi giá trị có các mục tiêu phấn đấu. Bộ tiêu chuẩn này cũng sẽ giúp định hướng đầu tư công nghệ cho các tổ chức doanh nghiệp, hộ nông dân. Thực tế, tiêu chuẩn hạt gạo thấp như hiện nay thì không có động lực gì để doanh nghiệp, nông dân đầu tư đổi mới công nghệ.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo Việt Nam, TS Đào Thế Anh cho rằng, chúng ta phải thay đổi thể chế quản lý trong chiều dọc của chuỗi giá trị, từ khâu giống, khâu canh tác, tổ chức lại sản xuất theo mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp rồi thông qua thị trường KH&CN, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đồng bộ công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, bảo đảm hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất theo các tiêu chuẩn chúng ta làm khá tốt, tới đây các doanh nghiệp chế biến sau thu hoạch cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Phải đầu tư đồng bộ cả về công nghệ và thể chế quản trị trong toàn bộ chuỗi thì chúng ta mới có kết quả cuối cùng là hạt gạo có chất lượng, đủ điều kiện để đăng ký thương hiệu. Để làm được điều này, cần phải thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cộng đồng địa phương có các giống bản địa tốt. Khi đó, thương hiệu gạo Việt Nam sẽ là mẫu số chung thúc đẩy các thương hiệu của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào thị trường thế giới. Doanh nghiệp và nông dân cần nhất chiến lược đoàn kết, hợp tác để cạnh tranh với thế giới, chứ không phải cạnh tranh lẫn nhau. Nhà nước cần tạo cơ chế về chính sách, đặc biệt chính sách trao đổi đất, thuê đất mềm dẻo hơn; phát triển thị trường công nghệ, ưu đãi tín dụng cho nông nghiệp.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Ứng dụng KH&CN nâng cao chất lượng chè Shan Suối Giàng 8/3/2016
Lai Châu: triển khai dự án phát triển vùng sản xuất bơ 8/3/2016
Quảng Trị: hội thảo khoa học quốc tế về lúa nếp, giá trị sản phẩm gạo nếp và an toàn thực phẩm 8/2/2016
Phát hiện một loài thực vật mới thuộc họ Kim mai (Hamamelidaceae) 8/2/2016
Bàn giao tài sản dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGap ở xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” 8/2/2016
Nghiệm thu dự án “Trồng thử nghiệm Nấm linh chi (Ganoderma lucium) tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau” 7/28/2016
Đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh dự án Thử nghiệm phân viên nén NPK nhả chậm trên một số cây trồng (lúa, ngô, mía) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 7/28/2016
Lợi 325 tỷ đồng từ các giống lúa mới 7/28/2016
Ứng dụng KHCN tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp 7/20/2016
Mô hình sản xuất, lai tạo giống lúa chất lượng cao ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang 7/19/2016
Cao Bằng: Hội nghị bình tuyển giống mận chín muộn ưu tú 7/19/2016
Cách trồng rau sạch tốt cho sức khỏe của người Hà Lan 7/18/2016
Hội thảo “Liên kết doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất lúa, chế biến gạo chất lượng cao” 7/18/2016
Nơi nông dân chỉ… “đo cây, ấn nút” 7/15/2016
Chiếu xạ 1-2 tấn vải xuất khẩu mỗi ngày 7/15/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123446802 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn