Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

107 học giả phản đối chiến dịch chống cây trồng biến đổi gen 2:53 PM,7/15/2016

107 học giả đạt giải Nobel đã cùng ký bức thư ngỏ kêu gọi tổ chức Greenpeace thay đổi quan điểm phản đối thực phẩm biến đổi gen.

Cụ thể, Greenpeace cần ngưng chiến dịch ngăn chặn sự phát triển của một chủng lúa biến đổi gen mới mà theo những người ủng hộ, có thể kháng lại sự thiếu hụt Vitamin A và hạn chế khả năng gây mù lòa hoặc tử vong ở trẻ em thuộc những quốc gia đang phát triển.

Nội dung bức thư có viết: “Chúng tôi kêu gọi Greenpeace nhanh chóng đánh giá lại những trải nghiệm của nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới về những cây trồng, thực phẩm được cải tiến bởi công nghệ sinh học, công nhận những phát hiện nghiên cứu của các tổ chức khoa học có thẩm quyền và cơ quan chức năng và ngưng chiến dịch chống lại cây trồng biến đổi gen (GMO) nói chung và giống lúa/gạo vàng (Golden Rice) nói riêng”.

Chiến dịch phản đối quan điểm của Greenpeace được khởi xướng bởi Richard Roberts - Giám đốc Khoa học của Viện nghiên cứu New England Biolabs và Phillip Sharp - chủ nhân giải Nobel Sinh lý học và Y khoa cho công trình khám phá ra chuỗi gen intron. Ngày 30/6 vừa qua, nhóm các nhà khoa học ủng hộ chiến dịch này đã tổ chức buổi họp báo ở Câu lạc bộ Báo chí quốc gia tại Washington, Hoa Kỳ.

“Chúng tôi là những nhà khoa học. Chúng tôi hiểu tính logic của khoa học. Không khó để nhận ra những gì Greenpeace đang làm là phản khoa học và gây ảnh hưởng tiêu cực” - Báo The Washington Post dẫn lời ông Roberts. Roberts cho biết, ngoại trừ chuyện này ra, ông vẫn rất ủng hộ nhiều hoạt động khác của Greenpeace và hy vọng rằng sau khi đọc bức thư, tổ chức môi trường phi chính phủ này sẽ “thừa nhận sai lầm của mình và tập trung hơn vào những gì họ vốn đã làm rất tốt”.

Phía Greenpeace đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức cho bức thư ngỏ này. Mặc dù không phải tổ chức duy nhất phản đối cây trồng biến đổi gen nhưng Greenpeace - với độ phủ sóng rộng khắp toàn cầu - tạo nên tầm ảnh hưởng lớn mạnh nhất trong chiến dịch ngăn cấm giống lúa/gạo vàng.

Danh sách chữ ký trong thư giờ đã đạt số lượng 107, trong khi theo ước tính của ông Roberts, trên thế giới chỉ còn lại khoảng 296 người đoạt giải Nobel hiện vẫn còn sống.

Trở lại với bức thư: “Các tổ chức khoa học và cơ quan chức năng trên thế giới liên tục khẳng định chắc chắn sự an toàn của cây trồng và thực phẩm có sự can thiệp của công nghệ sinh học, nếu không muốn nói là an toàn hơn bất cứ phương pháp nuôi trồng nào khác. Đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp được xác thực nào xác minh những hệ quả xấu cho sức khỏe từ việc tiêu thụ sản phẩm biến đổi gen của người và động vật. Cả vấn đề môi trường, cây trồng biến đổi gen cũng được chứng minh rất ít gây ảnh hưởng tiêu cực, không những thế còn đóng góp lợi ích vào hệ sinh thái đa dạng toàn cầu”.

Một quan điểm khoa học đã được thống nhất rằng, công nghệ chỉnh sửa gen trong phòng thí nghiệm không hề nguy hiểm hơn thay đổi thông qua phương pháp nhân giống truyền thống. Bên cạnh đó, cây trồng biến đổi gen còn mang lại lợi ích cho sức khỏe và môi trường, đơn cử như hạn chế đáng kể lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng. Theo báo cáo vừa được công bố trong tháng 5 của Viện nghiên cứu Hoa Kỳ về khoa học, kỹ thuật và y tế, không có bằng chứng thuyết phục chứng minh những tác hại của cây trồng biến đổi gen đối với sức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên, Viện cũng đồng thời cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định tính an toàn của những giống sinh vật còn khá mới mẻ này.

Cuộc tranh cãi không hồi kết giữa các nhà khoa học chính thống và những nhà hoạt động môi trường không còn mới lạ, vậy nên có rất ít lý do để tin rằng bức tâm thư với cả trăm chữ ký của các học giả đoạt giải Nobel này sẽ có thể thuyết phục và thay đổi quan điểm của những người phản đối GMO.
Nguồn: Báo Công thương

Send Print  Back
The news brought
Đồng Nai: xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta tại huyện Tân Phú 7/5/2016
Chôm chôm Đồng Nai được bảo hộ chỉ dẫn địa lý 7/5/2016
Canada tìm ra công nghệ phát hiện giới tính trứng gà trước khi ấp 7/1/2016
Chiếu xạ lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Úc 6/29/2016
Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm bổ sung đa enzyme bằng công nghệ vi sinh 6/29/2016
Khai thác và phát triển nguồn gen các giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa 6/29/2016
Nghiên cứu chọn tạo dòng gà Ri 6/29/2016
Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam 6/29/2016
Bắc Kạn: kiểm tra tiến độ 2 dự án phát triển cây ăn quả 6/22/2016
Nghiệm thu dự án Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang 6/22/2016
Huyện Quế Phong (Nghệ An) đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa chịu lạnh (Japonica) trong vụ xuân năm 2016 6/20/2016
Huyện Thống Nhất (Đồng Nai): xây dựng thí điểm vùng chuyên canh tiêu có quy mô 200 ha 6/20/2016
Lai tạo thành công giống nho mới ít hạt 6/20/2016
Công nghệ bảo quản rong nho tươi bằng phương pháp ướp muối 6/20/2016
Giống lúa lai hai dòng HQ19 6/20/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123449899 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn