Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đồng Nai: xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta tại huyện Tân Phú 9:44 AM,7/5/2016

Vào tháng 8.2015, có 5 hộ sản xuất mãng cầu ta của Tổ hợp tác mãng cầu Phú Lộc, huyện Tân Phú đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 5 ha. Đây là một trong những kết quả mà dự án “Xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai” đã thực hiện được.

Dự án chuyển giao KH&CN thuộc Chương trình nông thôn miền núi do UBND huyện Tân Phú phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ thực hiện với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng mãng cầu ta, góp phần cải thiện thu nhập cho nhà vườn trên địa bàn huyện.

Phát triển thương hiệu mãng cầu ta Tân Phú

Cây mãng cầu ta (Annona squamosa L.), còn gọi cây na, là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, là cây có khả năng thích nghi với nhiều loại đất có địa hình cao ở Đông Nam Bộ nói chung và Tân Phú nói riêng cho thu nhập khá cao. Là huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai, từ rất lâu Tân Phú đã là vùng có truyền thống trồng cây mãng cầu ta. Theo cơ cấu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020, huyện sẽ tập trung giữ vững vùng chuyên canh cây mãng cầu ta đặc sản chủ yếu ở các xã: Phú Lộc, Trà Cổ, thị trấn Tân Phú với diện tích mãng cầu khoảng 500 ha.

ThS Đặng Thanh Sơn - Chủ nhiệm dự án cho biết, từ trước đến nay nhà vườn trồng mãng cầu Tân Phú dù có kinh nghiệm song nhiều tiến bộ kỹ thuật vẫn chưa được áp dụng đồng bộ như: chưa có giống tốt để sản xuất, bón phân và phòng trừ sâu bệnh vẫn theo kinh nghiệm là chính, tỷ lệ vườn xử lý ra hoa nghịch vụ thành công chưa cao, vườn trồng xen mãng cầu ta với cây trồng khác cũng chiếm tỷ lệ lớn, trong khi mãng cầu ta là cây ưa sáng không thích hợp trồng xen nên năng suất còn hạn chế, ước tính khoảng 3-5 tấn/ha/năm (trong khi đó, một số vùng trồng mãng cầu ta thâm canh như ở Tây Ninh đạt 20-30 tấn/ha/năm). Vì vậy, vùng mãng cầu ta Tân Phú cần được đầu tư nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật để phát triển thương hiệu mãng cầu ta trên địa bàn này.

“Hiện nay, nhãn hiệu hàng hóa mãng cầu ta Phú Lộc (Tân Phú) đã được xây dựng, tuy nhiên khả năng thương mại hóa sản phẩm này chưa mạnh, chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ, vấn đề sản phẩm an toàn cũng chưa thật sự đảm bảo. Vì vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để phát triển chất lượng đồng thời tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao uy tín sản phẩm mãng cầu Tân Phú trên thị trường là rất cần thiết” - chủ nhiệm dự án nói.

Xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP

Dự án được triển khai với nội dung tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong sản xuất như: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bón phân, xử lý ra hoa lệch vụ, tỉa quả, phòng trừ một số sâu bệnh hại chính, thu hoạch đúng độ chín; xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trên cơ sở xây dựng một số mô hình chuyển giao kỹ thuật kết hợp với tập huấn nông dân và hội thảo đầu bờ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển thương hiệu cho vùng sản xuất mãng cầu ta của huyện miền núi Tân Phú.

Theo đó, nhóm thực hiện dự án đã xây dựng 2 loại vườn mô hình gồm vườn trồng mới chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản và vườn cải tạo thâm canh giai đoạn kinh doanh. Đối với mô hình trồng mới và chăm sóc cây mãng cầu ta thời kỳ kiến thiết cơ bản, dự án thực hiện 2 điểm mô hình với tổng diện tích 10.000 m2. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, tỉa cành tạo tán, bón phân, tưới nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…, kết quả sau 2 tháng, cây trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội so với sản xuất đại trà, giống và kỹ thuật từ mô hình có khả năng nhân rộng trong sản xuất. Chủ nhiệm dự án khẳng định “Cây trong mô hình chưa ra hoa đậu quả, tuy nhiên, qua kết quả theo dõi về sinh trưởng cho thấy, mãng cầu phát triển tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như các kỹ thuật được chuyển giao. Với tình hình sinh trưởng phát triển như trên, các vườn mô hình hứa hẹn cho năng suất cao vào năm thứ 3 sau khi trồng”.

Hiện nay, mô hình trồng mới cây mãng cầu ta được nhiều nông dân học tập và làm theo có hiệu quả. Sau khi triển khai dự án, số hộ trồng mới cây mãng cầu ta tăng lên với tổng diện tích tăng khoảng 6 ha và được ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như cắt tỉa cành, phòng trừ hiệu quả đốm rong; đốm mốc trên thân, bệnh thối gốc, bệnh khô cành, bọ xít, nhện, sâu đục quả và ruồi đục quả.

Đối với mô hình cải tạo thâm canh tổng hợp vườn mãng cầu thời kỳ kinh doanh có tổng diện tích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là 13 ha với các kỹ thuật chuyển giao gồm: kiểm soát điều kiện sản xuất theo VietGAP; áp dụng các quy trình: xử lý ra hoa lệch vụ cho mãng cầu ta, tỉa thưa quả để nâng cao phẩm cấp quả, phòng trừ rệp sáp, phòng trừ ruồi đục quả, phòng trừ bệnh khô cành, bệnh thối gốc chảy nhựa và quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho mãng cầu ta. Ngoài ra, các biện pháp canh tác khác cũng được áp dụng nhằm đạt năng suất cao gồm: tỉa cành, quản lý cỏ dại, tủ gốc, tưới tiêu nước hợp lý, thu hoạch đúng độ chín.

Kết quả mô hình này cho thấy, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế tăng. Năng suất thực thụ ở mô hình là 7,89 kg/cây, cao hơn 36,5% so với đối chứng (5,78 kg/cây). Nhờ áp dụng đồng bộ nhiều kỹ thuật mới nên tỷ lệ quả loại I và loại II ở lô thực nghiệm cao hơn hẳn so với đối chứng. Doanh thu mãng cầu ta trong mô hình đạt hơn 93,6 triệu đồng/ha, đạt lợi nhuận gần 57,4 triệu đồng/ha (trong khi doanh thu ở lô đối chứng là 44 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 24,3 triệu đồng/ha).

Đặc biệt, dự án đã xây dựng được mô hình 5 ha thuộc vùng trồng mãng cầu ta tập trung của huyện Tân Phú sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP với năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm an toàn và đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Ngoài ra, dự án còn thực hiện 4 lớp tập huấn kỹ thuật trồng và thâm canh mãng cầu ta cho nhà vườn; đào tạo 15 kỹ thuật viên sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP; tổ chức 2 buổi hội thảo đầu bờ cho người dân trên địa bàn.

“Ngoài hoạt động xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP, trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi cũng đã tiến hành thực hiện công việc giới thiệu quảng bá sản phẩm mãng cầu đến các Hội chợ, hội thi, các công ty tiêu thụ trái cây, siêu thị và được nhiều khách hàng biết đến” - ThS Đặng Thanh Sơn cho hay.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm thực hiện dự án đã đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mãng cầu ta theo VietGAP tại Tân Phú là: đối với các vườn già cỗi cần cải tạo thâm canh, đốn trẻ hóa hoặc trồng mới để phục hồi năng suất và chất lượng mãng cầu; chuyển giao kỹ thuật canh tác cây mãng cầu ta để nâng cao năng suất mãng cầu ta trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu tăng hiệu quả bảo quản sau thu hoạch để giảm thất thoát. Thành lập nhóm hộ sản xuất theo GAP, tăng cường quảng bá sản phẩm để góp phần phát triển thương hiệu mãng cầu ta Tân Phú, tăng thu nhập cao cho người dân.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Chôm chôm Đồng Nai được bảo hộ chỉ dẫn địa lý 7/5/2016
Canada tìm ra công nghệ phát hiện giới tính trứng gà trước khi ấp 7/1/2016
Chiếu xạ lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Úc 6/29/2016
Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm bổ sung đa enzyme bằng công nghệ vi sinh 6/29/2016
Khai thác và phát triển nguồn gen các giống gai xanh Phú Yên và Thanh Hóa 6/29/2016
Nghiên cứu chọn tạo dòng gà Ri 6/29/2016
Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam 6/29/2016
Bắc Kạn: kiểm tra tiến độ 2 dự án phát triển cây ăn quả 6/22/2016
Nghiệm thu dự án Xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại An Giang 6/22/2016
Huyện Quế Phong (Nghệ An) đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa chịu lạnh (Japonica) trong vụ xuân năm 2016 6/20/2016
Huyện Thống Nhất (Đồng Nai): xây dựng thí điểm vùng chuyên canh tiêu có quy mô 200 ha 6/20/2016
Lai tạo thành công giống nho mới ít hạt 6/20/2016
Công nghệ bảo quản rong nho tươi bằng phương pháp ướp muối 6/20/2016
Giống lúa lai hai dòng HQ19 6/20/2016
Nhà máy trồng rau không cần đất ở Trung Quốc 6/20/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123460244 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn