Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện mã di truyền của các tế bào hồng cầu 3:10 PM,6/23/2016

Tám ngày, đó là thời gian cần để cho các tế bào da tái lập trình thành tế bào hồng cầu. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy Điển, cùng với các đồng nghiệp tại Trung tâm Y học tái sinh ở Barcelona, đã xác định thành công bốn chìa khóa di truyền mở khóa mã di truyền của các tế bào da và tái lập trình chúng để bắt đầu sản xuất các tế bào hồng cầu.

“Chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm này trên chuột và các kết quả sơ bộ cho thấy cũng có thể tái lập trình các tế bào da người thành các tế bào hồng cầu. Một ứng dụng tiềm năng cho kỹ thuật này là cá nhân hóa các tế bào hồng cầu cho truyền máu, nhưng điều này vẫn còn xa mới trở thành hiện thực lâm sàng”, Johan Flygare, người dẫn dắt nghiên cứu cho biết.

Mỗi cá nhân có một mã di truyền duy nhất, đó là một cuốn sách hướng dẫn sử dụng hoàn chỉnh mô tả một cách chính xác cách tất cả các tế bào trong cơ thể hình thành. Cuốn sách này được lưu trữ dưới dạng một chuỗi ADN cụ thể trong các nhân tế bào. Tất cả các loại tế bào của người - não, cơ bắp, mỡ, xương và tế bào da - có chính xác cùng một mã di truyền. Yếu tố giúp phân biệt các loại tế bào là tế bào có thể đọc được chương nào của cuốn sách hướng dẫn này. Nhóm nghiên cứu ở Lund muốn tìm hiểu cách các tế bào mở chương có các hướng dẫn về cách sản xuất tế bào hồng cầu. Họ đã dựa vào tế bào da để tiếp cận cuốn sách hướng dẫn này nhưng làm thế nào các nhà nghiên cứu có thể làm cho chúng mở chương mô tả các tế bào hồng cầu?

Với sự giúp đỡ của virus retro, nhóm nghiên cứu áp dụng các kết hợp khác nhau của hơn 60 gen thành một bộ gen của các tế bào da và họ đã chuyển đổi thành công các tế bào da thành tế bào hồng cầu.

“Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học biến đổi thành công tế bào da thành tế bào hồng cầu, điều này vô cùng thú vị”, Sandra Capellera, nghiên cứu sinh TS và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu cho thấy trong số 20.000 gen, chỉ có 4 gen là cần thiết để tái lập trình tế bào da để bắt đầu sản xuất các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, tất cả 4 gen này đều cần thiết để cho quá trình này hoạt động.

“Điều này giống với một kho báu mà bạn phải vặn đồng thời bốn chìa khóa riêng biệt để mở nó ra”, Sandra giải thích.

Xét từ nhiều khía cạnh, phát hiện này rất quan trọng. Từ quan điểm sinh học, hiểu được cách các tế bào hồng cầu được sản xuất và những chỉ dẫn di truyền nào mà chúng cần; từ quan điểm chữa bệnh, nó tạo ra một cơ hội để sản xuất các tế bào hồng cầu từ tế bào da của một bệnh nhân. Hiện đang thiếu người hiến máu, ví dụ, cho bệnh nhân bị bệnh thiếu máu. Johan Flygare giải thích: “Dân số già hóa có nghĩa là sẽ cần truyền máu nhiều hơn trong tương lai. Cũng sẽ có một số lượng ngày càng tăng những người đến từ các nước khác với các loại máu hiếm, có nghĩa là chúng tôi sẽ không luôn luôn có máu để cung cấp cho họ”.

Các tế bào hồng cầu là những tế bào phổ biến nhất trong cơ thể con người và cần thiết để vận chuyển oxy và carbon dioxide. Hàng triệu người trên thế giới bị thiếu máu đó là khi bệnh nhân không đủ số lượng tế bào hồng cầu. Bệnh nhân bị thiếu máu mãn tính là một trong những trường hợp gặp nhiều vấn đề nhất. Họ được truyền máu thường xuyên từ những người hiến tặng khác nhau, cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân phát triển sự phản ứng đối với máu mới. Họ chỉ đơn giản bị dị ứng với máu của người hiến tặng. Việc tìm ra được một phương pháp khả thi để tạo ra máu từ các tế bào da của một cá nhân sẽ mang lại sự trợ giúp đắc lực cho nhóm bệnh nhân này. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu hơn về cách máu được tạo ra hoạt động trong cơ thể sống như thế nào.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Các rào cản trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN và đề xuất các giải pháp... 6/22/2016
Hội thảo quốc tế “Các giải pháp công nghệ phù hợp cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước, năng lượng và sử dụng đất đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long” 6/22/2016
Đồng Nai: triển khai các phong trào, hội thi năm 2016 6/22/2016
Hội nghị triển khai các quy định về việc quản lý các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre 6/20/2016
Nghiệm thu dự án Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình sản xuất hoa chất lượng cao tại tỉnh Lai Châu 6/20/2016
Bắc Kạn: UBND tỉnh làm việc với Sở KH&CN về tình hình hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN 6/20/2016
Sở KH&CN Hà Tĩnh: làm việc với UBND huyện Lộc Hà về hoạt động KH&CN 6/20/2016
Hội thảo Ứng dụng công nghệ Sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế 6/20/2016
Hội thảo “Liên kết doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất lúa, chế biến gạo chất lượng cao” 6/20/2016
Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Chương trình hội thảo - tập huấn năm 2016 tại Đà Nẵng 6/20/2016
Lễ trao giải Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu 6/16/2016
Hội thảo “Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và Điều tra hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ năm 2016” 6/16/2016
Diễn đàn lần thứ nhất về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững do Liên hợp quốc tổ chức 6/13/2016
Thúc đẩy thực thi quyền sở hữu trí tuệ 6/13/2016
Đổi mới công nghệ giúp Việt Nam thuộc top 3 các nước xuất khẩu gạo thế giới 6/13/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123849525 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn