Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hiệu quả từ mô hình sản xuất gạo khép kín 2:23 PM,4/26/2016

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới thường thấp hơn của Thái Lan, Ấn Độ… Một trong những nguyên nhân cơ bản là chất lượng gạo của nước ta chưa cao, có sự thua kém so với hạt gạo của các nước. Ngoài nguyên nhân giống lúa thì chủ yếu do sản xuất còn nhỏ lẻ, việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất còn thiếu đồng bộ. Các hộ dân sản xuất lúa nhỏ lẻ phần lớn tự thu hoạch, xử lý và bảo quản thô sơ theo kinh nghiệm nên chất lượng, tỷ lệ thu hồi thấp; thóc thường phơi trên các sân bê tông hay đường nhựa nên độ rạn, gãy cao (30%), tạp chất sạn, cát vượt quá tiêu chuẩn cho phép, làm giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, đặc biệt là giảm phẩm chất hạt gạo đối với những giống lúa chất lượng cao.

Những năm trước đây, nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu gạo đặc sản ra nước ngoài, tuy nhiên do làm ăn theo kiểu manh mún, không bài bản và chưa xây dựng được thương hiệu nên xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam vẫn chỉ ở mức “được chăng hay chớ”, hiệu quả đem lại chưa tương xứng với giá trị thực. Bên cạnh nhu cầu gạo sạch chất lượng cao phục vụ xuất khẩu thì nhu cầu tiêu dùng nội địa với loại gạo này cũng rất lớn, đặc biệt khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Việc sản xuất lúa gạo ở Thái Bình trong thời gian qua cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến gạo Thái Bình không chỉ dừng ở các loại gạo thông thường mà cả những loại gạo đặc sản..., việc đầu tư một dự án nhằm phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, Công ty TNHH Hưng Cúc đã đề xuất và được phê duyệt thực hiện dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình từ sản xuất giống đến gạo chất lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của tỉnh Thái Bình”.

Dự án được thực hiện với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất gạo chất lượng cao theo quy trình khép kín từ khâu nhân giống phục vụ sản xuất, tạo vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao đến chế biến, gạo góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, trong quá trình thực hiện cơ quan chủ trì đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan chuyển giao công nghệ (Viện Di truyền nông nghiệp) trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn cho các hộ dân và xây dựng các mô hình, nhờ vậy dự án đã hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra. Cụ thể:

Thông qua thực hiện dự án đã có 3 cán bộ của Công ty được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống lúa DT68 nguyên chủng và xác nhận; kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và chế biến gạo thương phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, dự án đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho hơn 400 lượt người về kỹ thuật sản xuất giống, thâm canh, thu hoạch và chế biến gạo DT68 tại 3 huyện khác nhau.

Dự án đã xây dựng thành công 10 ha mô hình sản xuất giống lúa DT68 nguyên chủng tại xã Tây Phong, huyện Tiền Hải với sự tham gia của 70 hộ dân. Số lượng hạt giống nguyên chủng dự án đã sản xuất được là 60,6 tấn, vượt so với kế hoạch đề ra. Hạt giống đáp ứng đầy đủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa QCVN 01-54:2011/BNNPTNT. Bên cạnh đó, mô hình sản xuất giống lúa DT68 xác nhận được dự án thực hiện trong vụ xuân 2014 tại xã Đông Quý (huyện Tiền Hải) và Phú Lương (huyện Đông Hưng) với tổng diện tích là 50 ha. Số hộ dân tham gia thực hiện mô hình là 347, lượng hạt giống đã sản xuất được là 308 tấn (kế hoạch là 300 tấn). Giống lúa do dự án sản xuất có độ thuần ruộng giống đạt 99,5%, độ sạch hạt giống tối thiểu 99%, tỷ lệ nảy mầm tối thiểu 80%, độ ẩm tối đa 13,5%.

Trong mô hình sản xuất lúa DT68 thương phẩm đã có hơn 1.900 hộ tham gia với tổng diện tích gieo trồng là 300 ha tại 3 huyện Đông Hưng, Tiền Hải và Kiến Xương. Kết quả đã sản xuất được 1.920 tấn lúa. Bên cạnh việc xây dựng các mô hình sản xuất mẫu, Công ty còn tiến hành thu mua lúa DT68 của người dân theo đúng hợp đồng bao tiêu để tiến hành chế biến gạo thương phẩm theo đúng quy trình thu hoạch và chế biến đã được chuyển giao. Kết quả, Công ty đã bao tiêu hết 1.920 tấn thóc DT68 của các hộ dân và chế biến được hơn 1.200 tấn gạo chất lượng cao.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam, ngày 22/4/2016.

Send Print  Back
The news brought
Xem xét đưa nhà khoa học dưới 35 tuổi vào dữ liệu chuyên gia khoa học 4/21/2016
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Ưu tiên hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ 4/21/2016
Khởi động chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 3 4/15/2016
Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ nêu cao năng lực kiến tạo 4/15/2016
Buộc đổi tên hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 4/14/2016
Phát triển các sản phẩm từ cây nghệ qua Quỹ Newton 4/14/2016
Đặt hàng 2 đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia 4/13/2016
Cơ hội cho startup Việt tại triển lãm hạt nhân lớn nhất châu Âu 4/13/2016
Cuộc thi Mini Robocon và Techshow Nha Trang 2016 4/13/2016
Chế xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời 4/13/2016
SHTP-IC phát động cuộc thi khởi nghiệp với IoT 4/12/2016
Thứ trưởng Chu Ngọc Anh được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 4/12/2016
Lập Phòng thí nghiệm Đổi mới sáng tạo tại Khu công nghệ cao 4/12/2016
VSV Angel Camp - kết nối startup với nhà đầu tư 4/12/2016
Đức tài trợ Việt Nam về đổi mới sáng tạo 4/12/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123857205 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn