Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kỹ thuật hạt nhân giúp kiểm soát muỗi truyền bệnh 2:07 PM,4/11/2016

Các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến việc sử dụng Kỹ thuật côn trùng vô sinh (SIT) để ngăn chặn quần thể muỗi lây truyền virus Zika, ông Aldo MALAVASI, Phó Tổng Giám đốc và Trưởng phòng Khoa học và ứng dụng hạt nhân, IAEA cho biết. Công nghệ này có thể trở thành một phần của các chương trình kiểm soát muỗi tích hợp trong các nước thành viên IAEA.

SIT là một hình thức kiểm soát vật gây hại sử dụng bức xạ ion hóa để làm vô sinh các con côn trùng đực gây hại sản xuất hàng loạt tại các cơ sở nuôi đặc biệt. Kỹ thuật này đã được sử dụng thành công trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua đối với các loài sâu bọ khác nhau gây hại nông nghiệp, chẳng hạn như ruồi giấm, ruồi Glossina, ruồi screwworm và bướm đêm. Việc sử dụng nó  để chống các loài muỗi truyền bệnh, chẳng hạn muỗi mang mầm bệnh virus Zika, Chikungunya và sốt xuất huyết, đang diễn ra với một số dự án thí điểm đã thành công và một số khác cho thấy kết quả đầy hứa hẹn.

Mặc dù các phương pháp kiểm soát muỗi thông thường bằng thuốc trừ sâu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát muỗi trong những điều kiện nhất định, khả năng kháng thuốc trừ sâu đang gia tăng và các quan chức y tế cộng đồng không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để giải quyết các loài gây hại này.

Trong SIT, các con đực vô sinh  được thả có hệ thống từ mặt đất hoặc trên không trong các khu vực mục tiêu, nơi chúng giao phối với những con cái trong tự nhiên, sau đó không sinh sản được. Kết quả là, khi được áp dụng kết hợp với các phương pháp kiểm soát khác, kỹ thuật này có thể ngăn chặn các quần thể côn trùng gây hại. SIT là một trong những phương pháp an toàn và thân thiện nhất với môi trường, do đó bền vững và thường được áp dụng trong các chiến dịch tích hợp để ngăn chặn các quần thể côn trùng gây hại. IAEA, hợp tác với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), đang dẫn đầu nghiên cứu toàn cầu trong phát triển và ứng dụng SIT.

Áp dụng phương pháp dựa trên SIT đòi hỏi nghiên cứu đáng kể và tùy biến của kỹ thuật đối với sinh vật học côn trùng. "Kiểm soát muỗi sử dụng công nghệ này ở quy mô công nghiệp vẫn còn trong giai đoạn đầu, với các chương trình thí điểm thành công tại Ý, Indonesia, Mauritius và Trung Quốc cho thấy kết quả đáng khích lệ" Konstantinos Bourtzis, một nhà sinh học phân tử tại Bộ phận Kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp chung của FAO/IAEA cho biết. "Nó giống như những chiếc ô tô trong năm 1890: nó hoạt động nhưng sẽ cần phải qua phát triển và tinh lọc hơn nữa" ông nói.

Côn trùng được nuôi hàng loạt, đực và cái, được miễn dịch. Tuy nhiên, một trong những thách thức kỹ thuật chính đang được nghiên cứu là phải có một hệ thống hiệu quả để tách muỗi đực và muỗi cái trước khi chiếu xạ. Là do muỗi cái trong tự nhiên là những vật mang mầm bệnh, và cần được loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất nuôi hàng loạt, chỉ những con đực vô sinh được thả vào trong tự nhiên. Trong khi công nghệ này đang được hoàn thiện, có một phương pháp thay thế để đảm bảo rằng bất kỳ con cái vô tình được thả không thể truyền bệnh và vô sinh.

Trong thập kỷ qua, thông qua các dự án khác nhau của IAEA, một số nước đã yêu cầu và đã nhận được đào tạo, thiết bị và công nghệ thiết yếu trong ứng dụng SIT chống muỗi. Một khoá đào tạo gần đây ở Mỹ Latinh đã tăng cường kỹ năng quản lý và kỹ thuật của các chuyên gia trong khu vực. Các chuyên gia của FAO/IAEA cùng với các nhà nghiên cứu từ các nước khác cũng đang nghiên cứu các phương pháp thả muỗi vô sinh từ mặt đất và trên không vào trong tự nhiên.

Trong chuyến thăm của Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano đến Trung Mỹ, một số nước đã bày tỏ sự quan tâm đối với những hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực này. Ông đã thảo luận các cách có thể, trong đó nghiên cứu và phát triển SIT quy mô rộng có thể giúp các nước thành viên kiểm soát các quần thể muỗi mang viris Zika và các virus khác. Các chuyên gia ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng SIT chống ruồi giấm và ruồi screwworm.

Nguồn: Cục An toàn bức xạ hạt nhân, ngày 10/3/2016

Send Print  Back
The news brought
Phương pháp hứa hẹn điều trị tận gốc đại dịch thế kỷ HIV/AIDS 4/11/2016
Sản phẩm giúp xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 4/6/2016
Quả việt quất có thể chống lại bệnh Alzheimer 3/31/2016
Bộ phóng hạt nano tiêm vào cơ thể có thể tiêu diệt tận gốc ung thư di căn 3/31/2016
Phát hiện enzyme có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày 3/30/2016
Bộ gen nhân tạo nhỏ nhất có thể giúp giải mã bí ẩn về sự sống 3/30/2016
Sản xuất thành công chế phẩm làm thuốc phòng, chống tắc nghẽn mạch máu 3/28/2016
Điều chế thành công huyết thanh điều trị Ebola trên khỉ 3/23/2016
Sản xuất sụn nhân tạo nhờ máy in 3D 3/23/2016
Thiết bị chẩn đoán ung thư dựa trên liên kết từ - sinh học 3/8/2016
Nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu điều tra bổ sung, xây dựng bản đồ dược liệu, bảo tồn tài nguyên nguồn cây thuốc nam bản địa tỉnh Vĩnh Long" 2/1/2016
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất giống hoa Cát TườngNghiên cứu phân lập và biệt hóa tế bào gốc biểu mô từ màng ối người 2/1/2016
Nghiên cứu sự biến động về sức khỏe, bệnh tật và nồng độ dioxin ở người có nồng độ dioxin cao; đề xuất giải pháp điều trị 2/1/2016
Ứng dụng các tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú 1/29/2016
Hà Nam: nghiệm thu đề tài so sánh hiệu quả bổ sung viên sắt đa vi chất liều hàng tuần với liều hàng ngày trong phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất ở phụ nữ có thai 1/29/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123530723 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn