Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Người nông dân sáng tạo ở Quảng Bình 4:08 PM,3/8/2016

Vốn là một người nông dân quanh năm chỉ biết quẩn quanh với mấy sào ruộng, thế nhưng ông Đặng Thanh Lâm (sinh năm 1965) ở Thuận Trạch, Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình lại có niềm đam mê đặc biệt dành cho khoa học. Ông luôn trăn trở, suy nghĩ chế tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho bà con nông dân.

Tâm sự về con đường đến với khoa học của mình, ông Đặng Thanh Lâm cho biết: khoa học đến với ông tự nhiên từ những sáng chế rất đơn giản phục vụ cho cuộc sống thường ngày. Dù không được học qua một trường lớp đào tạo kỹ thuật nào nhưng sau nhiều năm mày mò chế tạo, ông Lâm đã có hàng chục sáng chế như: cối giã gạo chạy bằng điện năng, máy cẩu quay 360 độ, xe xúc lật 180 độ, máy bơm nước trên phao...

Với ông, niềm đam mê dành cho sáng tạo khoa học kỹ thuật chưa lúc nào đủ. Ông tâm sự, chính nhờ sự đón nhận và khích lệ của người dân xung quanh đã giúp ông có thêm quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của mình. Và kết quả mới đây nhất chính là 2 sáng chế máy bắt chuột trong hang, xe tuần đường sắt của ông đã vinh dự nhận được giải Ba và Khuyến khích trong Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ VI vừa qua.

Sinh ra từ một làng quê thuần nông, gắn bó với người nông dân lao động, ông hiểu nỗi vất vả mà họ gặp phải. Với người trồng lúa, chuột là kẻ thù nguy hiểm nhất. Nhiều cánh đồng mất trắng do chuột phá hoại và cách mà người dân lựa chọn để diệt chúng  chỉ là những biện pháp thủ công tốn rất nhiều công sức và tiền của nhưng hiệu quả mang lại thấp như: đào hang, vây lưới, hun khói, dùng bã sinh học...

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu đặc tính phát triển của loài chuột đồng, ông Lâm đã sáng chế ra máy bắt chuột trong hang. Với máy này, có thể bắt chuột tận gốc hang ổ của chúng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường. Máy hoạt động rất đơn giản lại dễ sử dụng. Khi đã xác định hang của chuột, cho ống dẫn hơi vào miệng hang, dùng tấm lưới phủ lên và ghim chặt các mép. Đổ bột ớt vào bồn chứa thông với ống dẫn hơi rồi đốt nóng ớt. Lúc này, hệ thống quạt thổi gió sẽ hoạt động để đẩy hơi cay bột ớt đang bị đốt cháy vào hang ổ của chuột. Hơi cay của ớt sẽ khiến chuột cay mắt và chạy ra khỏi hang vướng vào lưới, chuột con vì thế cũng sẽ bị chết. Máy bắt chuột trong hang của ông sau khi hoàn thành và đem ra sử dụng thử được bà con nông dân trong xã hoan nghênh và đánh giá cao.

Không chỉ sáng chế ra sản phẩm hữu ích phục vụ cho người nông dân, ông Đặng Thanh Lâm còn sáng chế ra sản phẩm phục vụ cho ngành đường sắt. Ý tưởng sáng chế không liên quan gì đến nông nghiệp này của ông là xuất phát từ các buổi trò chuyện với những người bạn làm nghề tuần đường sắt và chứng kiến họ phải vất vả đi bộ trên đường sắt.

Ông cho biết: mỗi khi đi tuần, họ phải mang túi đồ nghề có trọng lượng 5 kg, vừa đi vừa phải quan sát, kiểm tra các tà vẹt, đường ray, ốc vít khiến cho công việc trở nên áp lực. Nếu không quan sát kỹ thì có thể xảy ra sự cố mất an toàn cho chuyến tàu, nhưng nếu chỉ chú trọng vào việc quan sát sự cố trên đường ray thì người tuần đường có thể gây tai nạn cho bản thân như vấp vào tà vẹt hoặc đá trên đường. Ngoài ra, việc đi tuần trên đường ray vào ban đêm cũng không bảo đảm an toàn cho người đi tuần và chất lượng của ca tuần.

Sau nhiều lần thử nghiệm thực tế, sản phẩm xe tuần đường sắt của ông cuối cùng cũng ra đời. Xe có hệ thống đèn Led chiếu sáng đủ để người tuần đường kiểm tra vào ban đêm, ngoài ra, xe còn có hệ số lùi cho phép người vận hành lùi để kiểm tra lại cho chắc chắn. Hệ thống thước đo kiểm tra kích cỡ đường nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ phát tín hiệu bằng âm thanh hoặc ánh sáng cho người tuần đường biết.

Theo những người công nhân ngành đường sắt thì khi ngồi trên xe đi tuần, họ có thể quan sát nhiều hơn và kỹ hơn so với đi bộ và quan trọng là còn được sự hỗ trợ của xe khi đi tuần nên áp lực công việc giảm đi rất nhiều. Xe cũng rất an toàn khi có hệ thống cảnh báo giúp người đi tuần biết được thời gian tàu đến để chủ động thu gọn xe.

Ông cho biết: sáng chế xe tuần đường sắt khi ra đời được đông đảo anh em tuần đường và Cục Đường sắt Việt Nam đánh giá cao và hiện đang làm hồ sơ để sản xuất, sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Với người nông dân Đặng Thanh Lâm, có lẽ đến thời điểm này, tài sản lớn nhất của ông chính là những sáng chế mà ông đã dành nhiều tâm huyết để chế tạo ra chúng, và có thể tài sản này sẽ lớn dần thêm theo thời gian bởi niềm đam mê KH&CN với ông chưa dừng lại.

Nguồn: baoquangbinh.vn

Send Print  Back
The news brought
Công nghệ sản xuất ván ép nhiều lớp biến tính kích thước lớn từ gỗ Bạch đàn 3/8/2016
Thiết bị sản xuất nước lạnh kiểu ngập lỏng 3/8/2016
Thiết bị thấm nitơ plasma nhiệt độ thấp 3/8/2016
Máy thử mòn khớp háng toàn phần 3/8/2016
Hệ thống đổ sợi tự động cho máy sợi con 3/8/2016
Công nghệ hàn tự động bằng rô-bốt 2/17/2016
Thiết bị thám sát đám cháy để lập phương án dập lửa 1/26/2016
Hệ thống tự động điều chỉnh sức căng cho tời quấn dây tàu thủy 1/26/2016
Máy bơm chịu mài mòn cao phục vụ thải tro xỉ cho nhà máy nhiệt điện hoặc khai thác mỏ 1/26/2016
Robot cho dây chuyền hàn sàn thùng xe ben trong nhà máy sản xuất ô tô 1/26/2016
Robot thu hoạch cà chua và dâu tây 1/26/2016
Máy CNC khổ cắt lớn 1/26/2016
Nghiên cứu quá trình gia nhiệt bằng khí nóng cho khuôn phun ép tạo sản phẩm dạng lưới 1/26/2016
Biện pháp cải tiến chất lượng hệ thống máy cắt bao bì trong công nghiệp 1/26/2016
Việt Nam chế tạo máy bay không người lái tầm xa 1/26/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123518295 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn