Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Khắc phục hậu quả đối với con người và xử lý ô nhiễm dioxin trong môi trường 2:58 PM,2/1/2016

Đó là trọng tâm của nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin được đặt ra trong Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia 33/11-15 "Nghiên cứu hậu quả lâu dài của chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và sức khỏe con người Việt Nam" do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện. Trong Chương trình, các đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự tồn lưu, biến động, lan truyền của dioxin và tác động đến môi trường, sinh thái; đánh giá sự biến động về sức khỏe, bệnh tật của những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin; đề xuất các giải pháp khắc phục, điều trị và hoàn thiện chính sách khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin.

Dioxin vẫn là vấn đề rất phức tạp xét về nguồn gốc, tác hại và cách thức xử lý. Hậu quả của chất da cam/dioxin vẫn còn nặng nề đối với môi trường và con người ở Việt Nam và ngay cả ở nước Mỹ và một số nước tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài về hậu quả của chất da cam/dioxin ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề chưa rõ liên quan đến hậu quả của chất da cam/dioxin ở Việt Nam. Chính vì vậy khắc phục hậu quả đối với con người và xử lý ô nhiễm dioxin trong môi trường được coi là trọng tâm của nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin.

Nghiên cứu hậu quả lâu dài của chất da cam/dioxin đối với môi trường, sinh thái và các giải pháp xử lý

Để nghiên cứu, đánh giá hậu quả lâu dài của chất da cam/dioxin đối với môi trường, sinh thái và các giải pháp xử lý, nhóm các đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính là: (i) Nghiên cứu sự tồn lưu và lan tỏa của dioxin tại các vùng bị ô nhiễm nặng (vùng nóng); đề xuất các giải pháp ngăn chặn phơi nhiễm dioxin; (ii) Nghiên cứu sự tồn lưu và lan tỏa của dioxin trong các ao hồ tại một số khu vực bị phun rải nặng chất da cam/dioxin; đề xuất giải pháp ngăn chặn và xử lý; (iii) Nghiên cứu biển đổi môi trường sinh thái tại một số vùng nóng; (iv) Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng của dioxin có nguồn gốc từ chất da cam/dioxin có nguồn gốc khác ở Đà Nẵng và Biên Hòa; (v) Nghiên cứu lựa chọn công nghệ khả thi xử lý dioxin trong đất và trầm tích phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Bên cạnh việc đánh giá hậu quả của chất da cam/dioxin đối với môi trường sinh thái, các nghiên cứu hậu quả đổi với sức khỏe con người tập trung vào các nội dung chính là: (i) Nghiên cứu sự biến động về sức khỏe, bệnh tật và nồng độ dioxin ở những người có nồng độ dioxin cao, những người bị phơi nhiễm dioxin; đề xuất giải pháp điều trị; (ii) Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước sinh, hạn chế tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng nóng; (iii) Nghiên cứu và triển khai các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân chất da cam/dioxin; (iv) Nghiên cứu sự biến đổi gen, nhiễm sắc thể, hormon và miễn dịch ở những người bị phơi nhiễm chất da cam/dioxin.

Nhiều tổ chức, cơ quan, nhà khoa học đã nỗ lực, chung tay cùng nghiên cứu khắc phục hậu quả đối với con người và xử lý ô nhiễm dioxin trong môi trường ở Việt Nam, trong đó phải kể đến: Học viện Quân y; Đại học Y Hà Nội; Viện Nghiên cứu gene thuộc Việt Hàn lâm khoa học tự nhiên; Viện Hóa học quan sự, Bộ Quốc phòng; Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng; VIện Khoa học môi trường, Tổng cục Môi trường; Trung tâm phân tích dioxin và độc chất, Tổng cục Môi trường; Viện Nhà nước và Pháp luật; Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA); Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm phân tích độc chất Eurofins, CHLB Đức; Đại học Y Kananzawa, Nhật Bản.

Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia 33/11-15: Ý nghĩa thực tiễn lớn trong khắc phục hậu quả đối với con người và xử lý ô nhiễm dioxin trong môi trường ở Việt Nam

Các sản phẩm chính của Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia 33/11-15 bao gồm các nghiên cứu, đánh giá về: (i) Sự tồn lưu và dự báo lan truyền dioxin tại các vùng nóng; các giải pháp giám sát; quan trắc, phòng chống và giảm thiểu tác hại của dioxin; (ii) Biến động sức khỏe, bệnh tật cũng những người bị phơi nhiễm dioxin và sự liên quan với biến đồng nồng độ dioxin trong cơ thể; (iii) Thực trạng biến động và tâm lý của những nạn nhân chất da cam/dioxin và mô hình hỗ trợ tâm lỹ; (iv) Bổ sung tác hại của dioxin đối với gene ở những nạn nhân chất da cam/dioxin; (v) Giảm thiểu tại biến sinh sản và dị tật bẩm sinh; mô hình can thiệp giảm thiểu tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh; (vi) Giải độc không đặc hiệu đối với nạn nhân chất da cam/dioxin; (vii) Thử nghiệm công nghệ xử lý dioxin; (viii) Đề xuất hoàn thiện chính sách đối với nạn nhân chất da cam/dioxin; (ix) Các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ từ chương trình nghiên cứu; (x) Các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; (xi) Tổ chức Vietnam sesion tại 02 Hôi nghị quốc tế về dioxin (lần 33 và 34); (xii) Bổ sung đội ngũ nghiên cứu trẻ về dioxin ở Việt Nam; (xiii) Nâng cao năng lực phân tích dioxin tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga và Trung tâm phân tích dioxin và độc chất, Tổng cục Môi trường.

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện Chương trình nghiên cứu ngắn (02-03 năm); hạn chế về kinh phí, trong khi nghiên cứu về dioxin đòi hỏi về phân tích mẫu; hạn chế trong phối hợp quốc tế, cũng như chưa có cơ sở nghiên cứu chuyên về chất da cam/dioxin là những hạn chế của Chương trình. Trong thời gian tới, cần tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe, bệnh tật của những người phơi nhiễm dioxin; tiếp tục nghiên cứu về biến đổi gene; mở rộng đi sâu nghiên cứu sự liên quan giữa biến đổi hormone, đặc biệt nhớm corticoide, với biến đổi thần kinh, miễn dịch, ung thư; tiếp tục nghiên cứu và áp dụng giải độc không đặc hiệu; phát triển các cơ sở giảm thiểu tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh; hoàn thiện công nghệ xử lý dioxin ở Việt Nam; quản lý ô nhiễm dioxin từ các nguồn phát thải khác,…

Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường

Send Print  Back
The news brought
Việt Nam - Hàn Quốc: Chia sẻ về công nghệ thông tin không gian địa lý 2/1/2016
Đại học RMIT Việt Nam ra mắt phòng thực hành an ninh mạng hiện đại 2/1/2016
Việt Nam sản xuất sơn chống cháy, chống đạn làm từ vỏ trấu 1/29/2016
Giải thuật mới dùng phím CALC lập trình giải toán máy tính cầm tay 1/29/2016
Robot “quản gia” của ba chàng sinh viên CNTT 1/29/2016
Xây dựng nhà máy kim luồn tĩnh mạch tại Khu Công nghệ cao TP.HCM 1/29/2016
Hoàn thiện chính sách quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng 1/29/2016
Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán một số vi nấm gây bệnh nội tạng ở người 1/29/2016
Bắc Giang: xét duyệt thuyết minh đề tài Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản 1/29/2016
Hội thảo trưng bày phát triển điện hạt nhân 1/29/2016
Hải Phòng: phát triển các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững đến năm 2020 1/29/2016
“Chương trình tiếp sức người bệnh” đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng 2015 1/29/2016
TP Hồ Chí Minh: nghiên cứu phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn 1/29/2016
Lai Châu: đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án mã số NTMN.TW.01.2013 1/29/2016
Xe lăn tích hợp khả năng cứu hộ giành giải Nhất Cuộc thi “Nhà sáng tạo trẻ Việt Nam với Intel Galileo” năm 2015 1/29/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123867586 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn