Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tạo năng lượng điện từ chất thải ao tôm 2:57 PM,2/1/2016

Nhóm các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Kyushu (Nhật Bản) và Phòng Thí nghiệm công nghệ Nano – ĐH Quốc gia TP.HCM đang phối hợp thực hiện dự án tạo năng lượng điện từ chất thải ao tôm tại tỉnh Bến Tre.

Theo PGS.TS Đặng Mậu Chiến, Giám đốc Phòng Thí nghiệm công nghệ Nano – ĐH Quốc gia TP.HCM (LNT), khó khăn lớn nhất hiện nay đối với người nuôi tôm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chính là việc tôm nuôi chết hàng loạt do dịch bệnh bởi nguồn nước không đảm bảo. Trong đó, việc chất thải tại các ao tôm không được xử lý triệt để là nguyên nhân chính gây nên nguồn dịch bệnh này. Trước tình trạng này, Phòng thí nghiệm công nghệ Nano đã liên kết với một số nhà khoa học đến từ trường ĐH Kyushu (Nhật Bản) để triển khai thử nghiệm quy trình nuôi tôm bằng công nghệ Nhật, kết hợp xử lý chất thải để giải quyết nỗi lo tôm chết cho bà con nông dân.

Trong đó, phía LNT là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguồn nước, phía Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm xử lý triệt để chất thải trong quá trình nuôi tôm đồng thời tận dụng để phát điện, dựa trên công nghệ Pin nhiên liệu (PNL) do trường ĐH Kyushu nghiên cứu phát triển. Ngoài ra, các nhà khoa học Nhật Bản cũng liên kết với một số doanh nghiệp Nhật Bản để xây dựng quy trình nuôi tôm đảm bảo an toàn cho phía người dân.

Được biết, công nghệ phát điện dựa trên pin nhiên liệu (PNL) không phải là quá mới mẻ trên thế giới và được nhiều nước sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên, công nghệ PNL oxit rắn (SOFC) mà trường ĐH Kyushu đang sở hữu cho hiệu suất điện lên đến 45%, cao hơn rất nhiều so với các loại Pin nhiêu liệu đã từng được nghiên cứu như PNL muối cacbonat, PNX axit phosoho hay PNL màng điện phân polyme. Đây là công nghệ mới có khả năng chuyển đổi năng lượng trực tiếp không gây ô nhiễm môi trường.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu tổn thương tâm lý ở người phơi nhiễm dioxin và hiệu quả các giải pháp can thiệp 2/1/2016
Giải pháp cải thiện môi trường nước trong hồ chứa bằng công nghệ sục khí 1/29/2016
Công nghệ mới xử lý nước rỉ rác 1/29/2016
Thiết bị xử lý cáu cặn bằng từ trường: giảm chi phí cho doanh nghiệp 1/26/2016
Nghiên cứu diễn biến lan truyền thấm trong đất của kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá trên vùng khan hiếm nước 1/26/2016
Đánh giá diễn biến xâm nhập mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu ở thành phố Hội An 1/26/2016
Nghiên cứu quần xã tuyến trùng trên hiện trạng canh tác hồ tiêu tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương 1/26/2016
Nghiên cứu biện pháp giảm mức tiêu hao nhiên liệu của xe buýt Transinco B80 sử dụng trong thành phố Hồ Chí Minh 1/26/2016
Thẩm định lò đốt rác thải sinh hoạt mới cho năng suất, chất lượng tốt 12/20/2015
3 công nghệ được Bill Gates tin tưởng sẽ cứu thế giới 12/20/2015
Tạo “công tắc hủy diệt” để kiểm soát sinh vật biến đổi gen 12/20/2015
Hệ thống biến nguồn thực phẩm thừa thành khí đốt sinh học 12/18/2015
Nghiên cứu dùng phân urê sinh học 12/18/2015
Thiết bị kiểm soát môi trường không khí AIROCIDE 12/18/2015
Hướng đi mới trong phục hồi rừng ngập mặn 12/8/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123421657 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn