Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu ảnh hưởng của titan đioxit và benzophenon lên quá trình phân hủy quang hóa của polyethylen 11:05 AM,1/26/2016

Hiện nay nhu cầu sử dụng polyethylen (PE) để sản xuất bao bì ngày càng cao, song việc phân hủy bao bì phải mất thời gian rất dài và tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu ra các loại bao bì nhựa có khả năng phân hủy sinh học là vấn đề cấp thiết, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra.

 Để  đáp ứng yêu cầu thực tế về vấn đề trên, các tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Đăng Mão (Đại học KHTN – Đại học Quốc gia TP.HCM), Nguyễn Thị Thương, Bạch Long Giang (Viện KTCN cao NTT – Đại học Nguyễn Tất Thành) và Đặng Tấn Tài (Trung tâm Kỹ thuật nhựa –  cao su và  Đào tạo quản lý năng lượng TP.HCM) đã tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của titan đioxit và benzophenon lên quá trình phân hủy quang hóa của polyethylen”.

Thông qua việc khảo sát sự tác động của hỗn hợp titan đioxit (TiO2) và benzophenon (BP) lên sự phân hủy màng polyethylen tỷ trọng thấp (LDPE) trong môi trường UV nhân tạo và dưới ánh sáng mặt trời. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tối ưu của TiO2 và BP là 1/3 (wt%) được xác định thông qua chỉ số cacbonyl (CI) của màng trong môi trường UV nhân tạo ở 72 giờ. Màng LDPE có chứa 4,5 phr EVA (polyethylen-co-vinyl acetat) và 0,5 phr các chất quang hóa TiO2/BP (1/3) bị phân hủy nhanh nhất dưới ánh sáng mặt trời. CI của màng có chứa các chất phụ gia tăng dần theo thời gian và cao hơn đáng kể so với màng LDPE ban đầu. Ngoài ra, độ kết  tinh tăng và nhiệt độ phân hủy giảm được thể hiện thông qua dữ liệu DSC, phân tích TGA khẳng định rằng TiO2 và BP có vai trò quan trọng trong việc thúc đấy quá trình phân hủy màng LDPE.

Kết quả nghiên cứu đã mở ra một hướng đi mới cho việc chế tạo bao bì polyme có khả năng phân hủy và làm cơ sở cho một số nghiên cứu tiếp theo ở nước ta.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 11/2015

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu tạo chế phẩm nano vàng/carboxymethyl chitosan bằng kỹ thuật bức xạ ứng dụng làm chất chống oxy hóa 1/26/2016
Áo khoác chống thấm nước thay thế áo mưa mà vẫn sành điệu 12/20/2015
Phát triển thành công loại keo dạng sỏi cứ đập vỡ là dính chặt 12/20/2015
Nhà nổi công nghệ cao tự cung cấp điện nước 12/20/2015
Làm giường từ bìa các-tông 12/20/2015
Vật liệu mỏng hơn giấy 1 nghìn lần chịu được lực ép để giữ nguyên hình dạng 12/19/2015
Pha mới của cacbon cho phép chế tạo kim cương ở nhiệt độ phòng 12/19/2015
Phát triển thành công màng bán dẫn siêu mỏng 12/18/2015
Hệ thống cảm ứng bề mặt đa điểm chạm 12/18/2015
Bàn phím bằng cao su mỏng, dẻo có thể lập trình phím bấm 12/18/2015
Nga tìm ra vật liệu sản xuất bộ giáp “siêu việt” cho lính cứu hỏa 12/18/2015
Dây truyền sản xuất chíp đèn led 12/18/2015
Áp dụng công nghệ chống lò bằng vì neo trong khai thác hầm lò 12/18/2015
Pin Hydro 12/18/2015
Công nghệ sản xuất vật liệu kích thước Nano phục vụ trong lĩnh vực dược phẩm bằng kỹ thuật CO2 siêu tới hạn 12/18/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123400390 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn