Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đánh giá khả năng cung cấp đạm khoáng của bùn đáy trong mô hình canh tác lúa – tôm 10:50 AM,1/26/2016

Ở vùng sinh thái ngọt – lợ, một trong các mô hình canh tác bền vững giúp giảm rủi do dịch bệnh cho đối tượng nuôi trồng và tăng thu nhập cho người dân, đó là mô hình canh tác lúa – tôm. Việc trồng lúa trong mô hình canh tác này có tác động tích cực đến năng suất tôm ở vụ tiếp theo (vụ lúa đạt năng suất cao thì hiệu quả nuôi tôm cao hơn). Tuy nhiên, vai trò nuôi tôm ở hệ thống này, đặc biệt là dinh dưỡng tích lũy trong bùn đáy sau vụ tôm để cung cấp cho vụ lúa chưa được nghiên cứu, phân tích.

Nhằm đánh giá tổng lượng bùn đáy sau vụ nuôi tôm và phân tích khả năng cung cấp đạm khoáng (N) từ bùn đáy trong hệ thống canh tác lúa – tôm, nhóm tác giả Huỳnh Văn Quốc, Nguyễn Văn Sinh, Lê Quang Trí, Dương Minh Viễn, Châu Minh Khôi (Đại học Cần Thơ) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá khả năng cung cấp đạm khoáng của bùn đáy trong mô hình canh tác lúa – tôm”.

 Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Thông qua việc phân tích 3 mẫu bùn sau vụ tôm ở 3 vị trí khác nhau thuộc 12 hộ nông dân trong mô hình canh tác lúa - tôm, đó là bùn mương chính, bùn mương xả phèn và đất mặt ruộng, kết quả cho thấy: Tổng lượng bùn ở mương chính đạt trung bình 15,9 tấn/ha/tháng, ở mương xả phèn đạt 13,0 tấn/ha/tháng. Về khả năng cung cấp đạm khoáng của bùn đáy sau 21 ngày ủ thoáng khí đã ghi nhận đạm khoáng tích lũy đạt trung bình 267 mg/kg ở nhóm mẫu bùn đáy mương chính và  217,8 mg/kg ở bùn đáy mương xả phèn, cao hơn so với mẫu mặt đất ruộng (107,3 mg/kg) trong hệ thống lúa – tôm. Bùn đáy của hệ thống lúa – tôm sau khi rửa mặn có khả năng cung cấp bổ sung đạm khoáng cho vụ canh tác lúa trong mô hình.

Kết quả của nghiên cứu tạo cơ sở cho việc tận dụng bùn đáy của mô hình canh tác lúa – tôm để cung cấp chất dinh dương cho cây trồng, giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sử dụng phân bón của các hộ nông dân.

Nguồn: TC NN&PTNT, số 20/2015

Send Print  Back
The news brought
Hiện trạng về giống bò hướng thịt ở tỉnh An Giang 1/26/2016
Xác định nấm Erysiphe quercicola S.Takam & U. Braun gây bệnh phấn trắng trên cây cao su tại Việt Nam 1/26/2016
Đồng Nai: nghiệm thu đề tài Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh ức chế độc tố aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi 12/20/2015
Liên kết và ứng dụng công nghệ để phát triển nông nghiệp 12/20/2015
Ứng dụng công nghệ mới giải quyết vấn đề thiếu nước tưới 12/18/2015
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới 11/30/2015
Ứng dụng kỹ thuật điện di protein tạo các giống lúa mới hiệu quả cao 11/30/2015
Bến Tre: nông dân Chợ Lách tận dụng vỏ trái ca cao sản xuất phân bón hữu cơ 11/19/2015
Bắc Ninh: mô hình nuôi ếch đồng thương phẩm tại thị xã Từ Sơn 11/19/2015
Cần Thơ: Khánh thành vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt – Hàn 11/16/2015
Nông dân Thái Bình chế máy cấy siêu tốc 11/12/2015
Ứng dụng KH&CN trong phát triển giống sắn mới tại Việt Nam 11/10/2015
Quảng Ninh: kiểm tra tiến độ nhiệm vụ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống Ngán (Austriella corrugata Deshayes, 1843) phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái 11/10/2015
Lò đốt trấu tự động 11/10/2015
Xác định thời điểm thu hoạch xoài cát Hòa Lộc 11/9/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123472827 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn