Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tín hiệu sóng vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ 1:38 PM,12/8/2015

Các nhà thiên văn học phát hiện 5 xung vô tuyến tốc độ cao (FRB) phát ra từ nơi xa xôi trong vũ trụ, bao gồm một xung kép chưa từng được bắt gặp trước đây.

IFL Science đưa tin, xung kép trái với nhiều giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra để giải thích các sự kiện, cho thấy nguồn gốc của chúng có thể kỳ lạ hơn tưởng tượng của con người. “Chúng tôi không biết điều gì đang xảy ra, nhưng chắc chắn nó rất thú vị”, Emily Petroff - nhà khoa học từ Đại học Swinburne, một trong những người phát hiện ra xung vô tuyến thông qua kính viễn vọng Parkes ở Australia chia sẻ.

FRB được phát hiện lần đầu từ các dữ liệu năm 2007 và các nhà khoa học đã trực tiếp chứng kiến hiện tượng này vào cuối năm ngoái. Đúng như tên gọi, FRB là những đợt bùng phát sóng vô tuyến rất nhanh, bắt nguồn từ nơi xa xôi trong vũ trụ và mang theo rất nhiều năng lượng. Giới nghiên cứu chưa biết nguồn gốc thực sự của hiện tượng này.

Các nhà thiên văn học đang bổ sung thêm dữ liệu về FRB, vốn chỉ có 11 lần được ghi nhận trong lịch sử. Do đó, thông tin về 5 xung vô tuyến mới, bao gồm xung kép, thu hút nhiều sự chú ý từ giới nghiên cứu.

Xung kép mang tên FRB 121002 gồm 2 phần khác biệt rõ ràng, mỗi phần tương tự lần phát FRB đơn và chỉ cách nhau 2,4 mili giây. Nhiều giả thuyết trước đây cho rằng, FRB là các sự kiện đơn lẻ với mức năng lượng cao, liên quan tới những vật thể nhỏ và đặc (như sự hợp nhất của một cặp sao neutron). Tuy nhiên, những giả thuyết này không giúp giải thích hiện tượng xung kép.

Phát hiện về FRB 121002 được công bố chỉ vài ngày sau một tài liệu cho rằng, FRB là kết quả của việc hợp nhất giữa hố đen và sao neutron. Tài liệu này kết luận một đợt FRB khác sẽ nhanh chóng xuất hiện sau đợt đầu tiên. Nhưng theo TS Ewan Barr (Đại học Swinburne), đồng tác giả bài viết công bố phát hiện mới, điều này chỉ ứng với 1 trong 1.000 trường hợp và không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới các xung kép.

FRB 121002 cho thấy, độ trễ lớn nhất từ trước tới nay, chỉ ra nơi phát xung kép này ở rất xa, có thể cách Trái đất hàng tỷ năm ánh sáng. Ngoài giả thuyết về sự hợp nhất của hố đen và sao neutron, các nhà nghiên cứu còn nêu ra những nguyên nhân giả định như hố đen bốc hơi hay tia chớp từ các ngôi sao ẩn khổng lồ. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của xung kép FRB 121002 vẫn còn là một bí ẩn.

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, ngày 4/12/2015.

Send Print  Back
The news brought
Intel Việt Nam chuyển giao công nghệ đến các nhà bán lẻ 12/7/2015
Đảm bảo an toàn thông tin cần sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ 12/7/2015
Việt Nam đứng thứ 3 các nước bị mã độc di động tấn công nhiều nhất thế giới 12/7/2015
Sạc pin bằng sóng radio 12/1/2015
Li-Fi: Công nghệ kết nối Internet nhanh gấp 100 lần Wi-Fi 11/30/2015
Quân đội Mỹ phát triển công nghệ "đọc não người" 11/30/2015
Biến cánh tay thành bàn phím ảo 11/30/2015
IBM nghiên cứu 'máu điện tử 5D' để tăng tốc chip xử lý 11/23/2015
5G sẽ sớm thành hiện thực vào năm 2018? 11/20/2015
Tác động của TPP nhìn từ chương Viễn thông 11/20/2015
Tất cả chúng ta đang sạc điện thoại sai cách 11/20/2015
Giải pháp để camera điện thoại có thể nhìn xuyên đêm 11/20/2015
Giải pháp an ninh mạng FPT lọt Top 10 startup công nghệ tiềm năng 11/19/2015
Ngày Internet Việt Nam 2015 11/19/2015
Giải pháp thu nhập số liệu công tơ điện tử từ xa (IFC-AMR) 11/19/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123544989 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn