Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bến Tre: nông dân Chợ Lách tận dụng vỏ trái ca cao sản xuất phân bón hữu cơ 4:19 PM,11/19/2015

Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ vỏ ca cao sau khi lấy hạt, các thành viên trong Hợp tác xã sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ ấp Long Vinh, xã Long Thới đã tận dụng vỏ ca cao bỏ đi để sản xuất phân hữu cơ.

Qua thời gian sản xuất thử nghiệm, đến nay, mô hình đã phát huy hiệu quả, phân bón sản xuất ra khi cung cấp lại cho cây trồng giúp cây sinh trưởng tốt, góp phần giảm chi phí phân bón, đồng thời giải quyết được nỗi lo ô nhiễm môi trường từ lượng vỏ ca cao bỏ đi.

Cách đây khoảng 5 năm, ông Đặng Văn Nâu ở ấp Long Vinh, xã Long Thới sản xuất hạt ca cao sấy khô để bán cho doanh nghiệp ở huyện Châu Thành. Trung bình khoảng 11 kg trái ca cao sản xuất được 1 kg hạt.

Mỗi năm gia đình ông Nâu sản xuất hơn 20 tấn trái ca cao từ thu hoạch vườn ca cao của gia đình và mua thêm gần 20 tấn từ các hộ lân cận. Như vậy, mỗi năm gia đình ông Nâu loại bỏ hơn 20 tấn vỏ ca cao.

Ban đầu, ông xử lý lượng vỏ này bằng việc chôn lấp ở mương vườn. Tình cờ ông thấy cây chuối xiêm ở gần đó phát triển rất tốt nên ông đã nảy sinh ý định sản xuất phân hữu cơ bằng vỏ ca cao.

Qua tìm tòi học hỏi từ cán bộ nông nhiệp địa phương và tham gia lớp tập huấn ủ phân hữu cơ bằng nấm trichoderma, ông Nâu đã đầu tư hơn 4 triệu đồng đề mua máy xay vỏ ca cao.

Theo kinh nghiệm của ông Nâu thì vỏ ca cao sau khi tách lấy hạt để khoảng 15 ngày cho mềm, sau đó xay nhuyễn mới tiến hành ủ. Ông Nâu ủ phân theo tỷ lệ khoảng 5 tấn vỏ ca cao thì sử dụng kết hợp 5 kg nấm trichoderma, 6 kg humic, 2 tấn phân bò hoặc phân dê, 200 lit phân dơi và 300 kg vôi. Thời gian ủ kéo dài khoảng 6 tháng. Hầm ủ được xây bằng gạch tráng ximăng có bạc che kín.

Ông Đặng Văn Nâu tâm sự: “Qua gần 3 năm sử dụng phân hữu cơ tự ủ bằng vỏ trái ca cao bón cho cây trong các giai đoạn tăng trưởng, nuôi đọt, nuôi trái hiệu quả cũng như các loại phân chuồng hoai mục khác. Mỗi năm từ nguồn phân sản xuất được tôi tiết kiệm hơn 40 triệu đồng tiền mua phân hữu cơ mỗi năm. Lúc trước, với 2 ha ca cao mỗi năm tôi sử dụng 1 tấn phân hóa học và 8 tấn phân hữu cơ thì nay ông chỉ mua khoảng 600 kg phân hóa học các loại là đủ”.

Hiện tại, huyện Chợ Lách có 4 hợp tác xã ca cao chứng nhận UTZ, với sự tham gia của 94 hộ canh tác trên diện tích 43 ha, sản lượng năm 2015 ước đạt 260 tấn quả. Trong đó, xã Long Thới có đến 66 hộ canh tác ca cao, với diện tích 31 ha.

Theo ghi nhận, tại các hợp tác xã đều có người ứng dụng kỹ thuật ủ vỏ ca cao làm phân hữu cơ để sử dụng trở lại cho vườn cây. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường.

Ông Đặng Văn Phốp ở ấp Long Vinh, xã Long Thới cho biết: “Gia đình tôi mỗi năm sản xuất khoảng 2,5 tấn hạt ca cao khô. Từ đó phụ phẩm vỏ ca cao mỗi năm hơn 15 tấn. Trước kia, do chưa biết cách sản xuất phân hữu cơ tôi rất vất vả để xử lý số lượng vỏ này. Phần lớn chỉ để lấp mương hoặc đem phơi khô rồi tiêu hủy bằng việc đốt bỏ rất lãng phí, tốn kém mà còn làm ô nhiễm môi trường”.

Từ khi học được cách ủ phân hữu cơ từ vỏ ca cao, mỗi năm gia đình ông Phốp đầu tư khoảng 3 triệu đồng để mua nấm trichoderma, phân chuồng và phân dơi, sau 6 tháng ủ ông có 20 tấn phân hữu cơ để sử dụng quanh năm. Ông Phốp nhẩm tính, với 1,5 ha đất vườn mỗi năm gia đình ông tiết kiệm hơn 30 triệu đồng tiền phân bón.

Sau 3 năm, quy trình sản xuất phân hữu cơ từ vỏ ca cao trong Hợp tác xã sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ ấp Long Vinh đã được nhân rộng cho các hợp tác xã sản xuất ca cao khác trong xã Long Thới. Ngoài ra, từ quy trình này, một số nông dân không trồng ca cao cũng tận dụng nguồn phế phẩm khác trong nông nghiệp như vỏ sầu riêng, lá cây, xơ dừa để sản xuất phân hữu cơ sử dụng cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải nông nghiệp.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
Bắc Ninh: mô hình nuôi ếch đồng thương phẩm tại thị xã Từ Sơn 11/19/2015
Cần Thơ: Khánh thành vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt – Hàn 11/16/2015
Nông dân Thái Bình chế máy cấy siêu tốc 11/12/2015
Ứng dụng KH&CN trong phát triển giống sắn mới tại Việt Nam 11/10/2015
Quảng Ninh: kiểm tra tiến độ nhiệm vụ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống Ngán (Austriella corrugata Deshayes, 1843) phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái 11/10/2015
Lò đốt trấu tự động 11/10/2015
Xác định thời điểm thu hoạch xoài cát Hòa Lộc 11/9/2015
Tạo được giống hoa lan kháng virus khảm vàng 11/9/2015
Nghiên cứu tạo nguồn cây giống đang có nguy cơ tuyệt chủng 11/9/2015
Sử dụng rơm và lục bình trong túi ủ biogas 11/9/2015
Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh 11/9/2015
Nghiên cứu sự biến tính của tinh bột bắp qua xử lý bằng nitơ ở dạng plasma nguội ở áp khí quyển 11/9/2015
Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long 11/9/2015
Phòng trừ nhện đỏ hai chấm hại cây dưa lê trong nhà lưới bằng nhện nhỏ bắt mồi 11/9/2015
Hiệu lực của dịch chiết lá cây đậu dầu đối với sâu kéo màng hại cải xanh 11/9/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123475963 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn