Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công nghệ mới giúp ngăn chặn nạn săn trộm tê giác 2:43 PM,11/10/2015

Thiết bị thông minh chống săn trộm có tên gọi lRAPID do Paul O'Donoghue, nhà khoa học người Anh cùng các cộng sự tại trường Đại học St. Andrews sáng chế, đang được áp dụng để giảm nạn săn trộm tế giác, chủ yếu diễn ra ở Nam Phi.

 Hệ thống bao gồm một máy ảnh được gắn vào sừng tê giác và thiết bị giám sát trung tâm được kết nối với hệ thống cảnh báo và thiết bị định vị GPS. Các tác giả nghiên cứu cho biết nếu những kẻ săn trộm tiến lại gần tê giác, thiết bị trung tâm sẽ kích hoạt hệ thống cảnh báo truyền thông tin trực tiếp đến nhóm chuyên gia bảo tồn có vũ trang. Ngay lập tức, họ sẽ sử dụng máy bay trực thăng để đi đến hiện trường. Nếu quá muộn để ngăn chặn hành vi sát sinh, ít ra họ cũng có thể bắt kẻ săn trộm và hy vọng sẽ thu thập bằng chứng phạm tội từ máy ảnh. Các nhà khoa học lưu ý rằng thử nghiệm trên diện rộng đã được thực hiện cùng với việc gắn máy ảnh lên sừng tê giác, đòi hỏi phải khoan sừng nhưng tê giác không cảm thấy đau đớn trong quá trình này. 

Tê giác đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm, chỉ có khoảng 25.000 con sống trong tự nhiên, đa số chúng ở Nam Phi. Theo báo cáo của các quan chức, mỗi năm khoảng 1.000 con tê giác bị giết chết, chủ yếu để lấy sừng do một số nền văn hóa châu Á đánh giá rất cao nguyên liệu này. Nếu tình trạng săn trộm tê giác không được ngăn chặn, đến năm 2035, tê giác sẽ không còn tồn tại trong tự nhiên. Để bảo vệ loài tê giác bằng thiết bị mới, các cán bộ kiểm lâm sẽ phải bắt từng chú tê giác, lắp đặt hệ thống và sau đó thả động vật trở lại tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hệ thống mới có thể được điều chỉnh để sử dụng cho các động vật khác như hổ và voi, hai loài vật đang bị săn trộm mạnh mẽ đến mức có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp kịp thời.

Nguồn: theo Nasati, ngày 30/7/2015.

Send Print  Back
The news brought
Theo dõi sức khỏe tôm từ xa 11/9/2015
Bắn thử nghiệm sản phẩm áo phao chống đạn và tấm chống đạn 11/9/2015
Sớm lắp đặt hệ thống giám sát an ninh các nguồn phóng xạ di động 11/9/2015
Nghiên cứu thử nghiệm máy bay không người lái UAV để chụp ảnh địa mạo, thổ nhưỡng... 11/9/2015
Giải pháp bổ sung dữ liệu thời gian vào hệ thống thông tin đang vận hành 11/9/2015
Xây dựng và triển khai thử nghiệm hạ tầng viễn thông công nghệ WiMAX 11/9/2015
Thiết bị dẫn đường sử dụng công nghệ GPS 11/9/2015
Xây dựng thí nghiệm sử dụng cảm biến siêu âm và phần mềm Labview để dạy học vật lí lớp 10 11/9/2015
Nhận dạng sự cố trong hệ thống điện 11/9/2015
Ứng dụng kỹ thuật viễn thám thành lập bản đồ ngập lũ tỉnh Đồng Tháp 11/9/2015
Phủ sóng Internet bằng bóng bay khổng lồ 11/6/2015
Ghế ô tô thông minh giúp phát hiện mức độ căng thẳng, mệt mỏi của người lái 11/6/2015
Công nghệ làm dấu vân tay phát sáng 11/6/2015
Pin điện thoại càng dùng càng mạnh chế từ nấm 11/5/2015
Đầu thu lai ghép hỗ trợ công nghệ HbbTV 11/5/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123552241 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn