Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thiết bị sấy tự động các sản phẩm ong mật 3:14 PM,11/9/2015

TS. Vũ Kế Hoạch (Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng), PGS.TS. Lê Anh Đức (Trường đại học nông lâm TP.HCM) đã thành công trong việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị sấy đa năng theo nguyên lý sấy bơm nhiệt có trang bị hệ thống điều khiển tự động để sấy hai sản phẩm chính của ong mật là mật ong và phấn hoa trên cùng một thiết bị sấy, có năng suất cao hơn các phương pháp công nghệ hiện nay; thiết bị được vận hành đơn giản và chế tạo dễ dàng; chất lượng mật ong và phấn hoa sau khi sấy đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn xuất khẩu.

TS. Vũ Kế Hoạch cho biết, hạn chế của các giải pháp hiện nay là mật ong và phấn hoa là hai sản phẩm chính của ong mật đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người nuôi và chế biến. Thực tế hiện nay, tại các hộ nuôi ong cũng như các cơ sở sơ chế các sản phẩm ong mật vẫn chưa được trang bị thiết bị sấy hiệu quả, dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, năng suất còn thấp, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế. Phấn hoa tươi khi thu hoạch có độ ẩm trên 30% nên dễ bị thối rữa, lên men, vì vậy nếu để bình thường quá một ngày sẽ dễ hư hỏng, do đó ngay sau khi thu hoạch phải sấy khô giảm độ ẩm xuống dưới 10%. Còn mật ong khi thu hoạch có ẩm độ từ 23 - 27%, với độ ẩm này, chỉ sau một tháng mật ong sẽ bị chuyển màu đen và lâu hơn sẽ phát sinh nấm mốc làm ảnh hưởng chất lượng mật ong. Muốn tồn trữ lâu cũng như để xuất khẩu thì phải giảm thủy phần xuống 18,5 - 19%.

Do mật ong ở thể lỏng và phấn hoa có dạng hạt ở thể rắn và hiện nay hai sản phẩm này, được sấy trên hai thiết bị riêng biệt. Bên cạnh đó, mật ong thu hoạch quanh năm, phấn hoa chủ yếu thu hoạch theo mùa, vì vậy hiệu suất sử dụng thiết bị sấy phấn hoa rất thấp, người nông dân ít chú trọng đầu tư thiết bị và thường mang sản phẩm ra phơi nắng làm giảm chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, các thiết bị sấy mật ong và phấn hoa theo nguyên lý sấy chân không đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và chi phí năng lượng cho quá trình sấy còn cao; cấu tạo thiết bị phức tạp, khó mở rộng quy mô năng suất do đặc thù cấu tạo của thiết bị sấy chân không; năng suất vẫn còn thấp (thời gian sấy phấn hoa từ 9 - 10 giờ/mẻ và chi phí điện năng là 1,8 - 2,2 kWh/kg; thời gian sấy mật ong là 1,5 - 2 giờ/mẻ và chi phí điện năng là 0,2 - 0,23 kWh/kg). Vì vậy, hiệu quả sản xuất của ngành ong mật còn thấp.

Với thực trạng như trên, việc nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị sấy các sản phẩm này, đồng thời phối hợp sấy cả hai sản phẩm này trên cùng một thiết bị sấy với kết cấu máy phù hợp với đặc tính riêng biệt của từng loại sản phẩm là phương án có tính thực tiễn và tính mới.

Giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề trên là nhóm tác giả đã ứng dụng công nghệ sấy bơm nhiệt ở nhiệt độ thấp, phương pháp công nghệ này là cho tác nhân sấy (TNS) đi qua dàn lạnh để tách ẩm không khí, sau đó TNS tiếp tục đi qua dàn nóng của hệ thống bơm nhiệt để gia nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu làm áp suất hơi nước giảm và tăng động lực sấy khi TNS đi vào buồng sấy. Mặt khác, với giải pháp cải thiện kết cấu trong buồng sấy đã tạo mặt thoáng tiếp xúc nhiều hơn và lâu hơn giữa TNS với sản phẩm sấy đã tạo độ đồng đều và năng suất sản phẩm cao. Vì vậy, các tồn tại nêu trên được giải quyết triệt để; chất lượng mật ong và phấn hoa sau khi sấy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thời gian sấy giảm, chi phí sấy thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế (thời gian sấy phấn hoa 3 - 3,5 giờ/mẻ và chi phí điện năng là 0,6 - 0,7 kWh/kg, mật ong là 45 - 60 phút/mẻ, chi phí điện năng là 0,14 - 0,16 kWh/kg). Từ kết quả thực tiễn đã minh chứng phương pháp công nghệ đạt hiệu quả cao hơn các thiết bị sấy sản phẩm ong mật hiện nay về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đề tài đã được hội đồng khoa học của Sở khoa học và công nghệ TP.HCM đánh giá xếp loại nghiệm thu xuất sắc. Hiện sản phẩm đã chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu tại Công ty TNHH Cửu Long Bee (Tiền Giang) và đã đưa vào sản xuất tại Công ty TNHH ong mật Tuấn Thảo (Vũng Tàu), Công ty cổ phần Vina Ong (Bình Dương) và đem lại nhiều kết quả rất tích cực.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu động cơ hybrid biogas-diesel 11/9/2015
Nghiên cứu tận dụng nhiệt thải từ lò tráng bánh để sấy bánh tráng 11/9/2015
Ảnh hưởng của áp suất phun hỗn hợp nhiên liệu B15 đến suất tiêu hao nhiên liệu và phát thải khí xả động cơ diesel 4CHE Yanmar 11/9/2015
Mô phỏng quá trình nung cảm ứng đến trạng thái bán lỏng của phôi hệ hợp kim nhôm trong công nghệ tạo hình Thixoforming 11/9/2015
Ảnh hưởng hỗn hợp biodiesel hạt cao su đến hiệu suất và khí thải trên động cơ diesel phun trực tiếp 11/9/2015
Thiết kế hệ thống truyền lực cho xe gắn máy lai 11/9/2015
Xe lăn đa chức năng cho người khuyết tật 11/6/2015
Máy hàn cắt kim loại bằng nước 11/6/2015
Máy gia tốc LHC sẽ hoạt động ở năng lượng lớn nhất trước giờ 11/6/2015
Hệ thống taxi bay đầu tiên trên thế giới sẽ xuất hiện ở Israel 11/6/2015
Máy tạo sóng chống lũ lớn nhất thế giới 11/6/2015
Cận cảnh máy tạo sóng thần nhân tạo “khủng” nhất thế giới 11/6/2015
Công nghệ và thiết bị cắt bằng tia nước áp suất cao và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam 11/6/2015
Xe buýt sạc điện một lần, chạy 402km 11/5/2015
Phương pháp mới: Trồng cây bằng máy bay không người lái 11/5/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123525525 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn