Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu ứng dụng tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy điều trị phỏng sâu ở trẻ em 3:11 PM,11/9/2015

Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ứng dụng sử dụng liệu pháp tế bào gốc trong nghiên cứu và điều trị vết thương mất da. Những bệnh nhân bị phỏng sâu, rộng trên 60% diện tích cơ thể đều khó thoát được tử vong, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc chữa trị gặp khó vì thiếu hụt nguồn da tự thân che phủ vĩnh viễn. Việc chuyển những bệnh nhân phỏng nặng này ra nước ngoài chữa trị (các trung tâm phỏng có nuôi cấy tế bào sừng) gần như là không khả thi, do chi phí hết sức tốn kém. Mới đây 1 tin vui cho người không may bị phỏng sâu, là những trở ngại này đã có hướng khắc phục. Các nhà khoa học ở trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện Nhi đồng I-TP.HCM đã thành công trong hướng nghiên cứu ứng dụng tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy điều trị phỏng sâu ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu này bước đầu đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số trường hợp phỏng nặng (tại bệnh viện Nhi đồng I-TP.HCM) giúp giải quyết được vấn đề thiếu da trong việc chữa trị các tổn thương mất da, và cho chất lượng sẹo khá tốt...

Trong nhóm các tai nạn thương tích nói chung (đuối nước, tai nạn giao thông, té ngã, ngộ độc...), phỏng là nhóm nguyên nhân đứng hàng thứ 5 về số trường hợp mắc phải tai nạn; nhưng là nhóm nguyên nhân dẫn đầu về tử vong cũng như di chứng. Tai nạn do phỏng gây nhiều tổn thất như mất khả năng lao động một phần hay toàn phần; tốn kém nhiều chi phí chữa trị; ảnh hưởng đến tâm lý; tàn tật... Đặc biệt, khi nạn nhân là trẻ em, nếu không may bị tàn tật sẽ ảnh hưởng tâm lý rất lớn cho chính bản thân người bệnh cũng như cho gia đình, và xã hội.

Trong chữa trị phỏng, việc ghép da tự thân được xem là “tiêu chuẩn vàng” để che phủ và tái tạo bề mặt vết thương. Nhưng hạn chế của hướng chữa trị là khi sử dụng loại da ghép này phải là da tự thân, lấy từ một vị trí khác trên chính người bệnh. Đối với các loại phỏng hoặc mất da trên diện rộng, thì không thể tiến hành lấy quá nhiều da ở các vị trí khác để điều trị.

Hiện nay đang có một số giải pháp chữa trị cho vấn đề phỏng sâu, rộng chẳng như sản phẩm che phủ, tái tạo bề mặt da có nguồn gốc sinh học (nguồn gốc từ người hay động vật); hay các màng tổng hợp hóa học (p HEMA, PPS...). Có nhiều ưu điểm trong hướng chữa trị này là màng ối, được xem như là một loại màng sinh học có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng sẹo, kháng xơ hóa..., khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch khi ghép rất thấp. Theo đó sự kết hợp giữa màng collagen từ màng ối và tế bào sừng tạo ra tấm tế bào sừng để che phủ vết phỏng và tái tạo da.

Công nghệ nuôi cấy tế bào là công nghệ hiện đại trong điều trị phỏng, tổn thương mất da, điều trị thẩm mỹ... Công nghệ này đã và đang được liên tục được nghiên cứu, cải tiến, hoàn chỉnh về quy trình công nghệ, môi trường nuôi cấy. Nhờ công nghệ nuôi cấy tế bào này mà nhiều nước trên thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc chữa trị phỏng, tổn thương mất da. Nhiều bệnh nhân bị phỏng sâu trên 70% nhờ công nghệ nuôi cấy tế bào mà đã được cứu sống, cũng như giảm thiểu đáng kể các di chứng do phỏng sâu để lại.

Riêng tại khoa phỏng bệnh viện Nhi đồng I-TP.HCM, trung bình hằng năm nhận khoảng 2.000 bệnh nhi. Trong đó 1/3 bệnh nhi có diện tích phỏng rộng từ 30% diện tích cơ thể trở lên, có không ít trường hợp phỏng đến 80-90% diện tích cơ thể. Nhóm bệnh này nguy cơ tử vong rất cao, nguy cơ tàn tật cũng rất cao, đồng thời mang di chứng ảnh hưởng nặng nề về thẩm mỹ.

Từ những nguyên nhân này mà nhóm nghiên cứu của PGS.TS.BS Trần Công Toại (trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch-TP.HCM), Th.S.BS Nguyễn Bảo Tường (bệnh viện Nhi đồng I-TP.HCM) đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy điều trị phỏng sâu ở trẻ em”.

Theo nhóm nghiên cứu thì đề tài này có 3 nội dung thực hiện là nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập, nuôi cấy và tạo tấm tế bào sừng dùng cho ghép tự thân; xây dựng quy trình điều trị phỏng, các tổn thương mất da kết hợp liệu pháp ghép tế bào sừng tự thân sau nuôi cấy; xác định quy trình tối ưu điều trị phỏng và tổn thương mất da.

Các sản phẩm cụ thể có được từ đề tài này là tấm tế bào sừng; quy trình phân lập, nuôi cấy và tạo tấm tế bào sừng; quy trình ghép tế bào sừng tự thân sau nuôi cấy trong điều trị bỏng sâu ở trẻ em

Tỉ lệ bám dính 55,83%     

Theo PGS.TS.BS Trần Công Toại tế bào sừng chiếm 90% tổng số tế bào của lớp biểu bì da. Tế bào gốc biểu bì là một dạng tế bào sừng có tính gốc, chúng có khả năng tự đổi mới không có giới hạn và tạo ra những tế bào con có khả năng biệt hóa cuối cùng. Sau khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, tế bào sừng được ghép lên cơ thể bệnh nhân. Có hai dạng ghép tế bào sừng nuôi cấy là dạng tấm, hoặc huyền phù.

Trong phương pháp huyền phù, các tế bào được thu hoạch và xử lý trong suốt quá trình tái cấu trúc vết thương ở bệnh nhân. Với phương pháp tạo tấm, các tấm tế bào có thể được nuôi cấy trong 3-5 tuần sau khi lấy da, và sau đó ứng dụng ghép vào vết thương.

Tỉ lệ dung nạp mảnh ghép thay đổi khá lớn từ 0% đến hơn 80% ở người trưởng thành, và 50% ở trẻ em.    

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS.BS Trần Công Toại, và Th.S.BS Nguyễn Bảo Tường đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng trên các bệnh nhân nhi phỏng nhiệt từ độ 3 trở lên, diện tích phỏng từ 10% cơ thể trở lên nhập viện khoa phỏng, bệnh viện Nhi đòng I-TP.HCM. Sau khi tiến hành ghép điều trị bằng tấm tế bào sừng tự thân qua nuôi cấy cho mục tiêu chữa trị phỏng sâu trên bệnh nhân nhi, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận một số kết quả đáng chú ý như tấm nền tế bào sừng nuôi cấy đáp ứng tốt cho mục tiêu chữa trị tổn thương mất da ở trẻ em. Tất cả những trường hợp bệnh nhân nhi thực hiện nghiên cứu sau khi được ghép tấm tế bào sừng, đạt tỉ lệ bám dính là 55, 83% diện tích. Việc sử dụng tấm tế bào sừng nuôi cấy giúp làm giảm diện tích da cho để ghép, giảm đau hậu phẩu, cho sẹo mềm mại hơn so với kỹ thuật ghép da mỏng hiện đang sử dụng (tuy có tốt hơn sẹo do ghép da mỏng hoặc để lành tự nhiên, song sẹo vẫn còn phì đại, đỏ và ngứa). Việc cố định tấm ghép cũng còn gặp nhiều khó khăn...

Do quy trình điều trị tích cực đã giúp hồi sức tốt cho bệnh nhân, nên đã hạn chế nhiễm trùng tại chổ và nhiễm trùng huyết... nhờ vậy đã cải thiện tỉ lệ tử vong trong quá trình điều trị.

Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận việc lấy mẫu da sớm và ghép sớm trong khi tổng trạng bệnh nhân, và tình trạng nền ghép chưa tốt đã đã hạn chế tỉ lệ bám dính của tấm tế bào da nuôi cấy. Theo nhóm nghiên cứu để khắc phục những hạn chế vừa kể trên, qua đó thiết thực giúp cho bệnh nhân rút ngắn thòi gian nằm viện, cải thiện chất lượng sẹo... nhóm sẽ nghiên cứu thay đổi quy trình bằng cách chuẩn bị nền ghép tốt hơn, với nhiều đợt ghép da nuôi cấy...

Cũng theo nhóm nghiên cứu, để hướng ứng dụng này đạt chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn cho người bệnh, trong thời gian tới nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm một số nội dung như nhộm màu cho tấm nền; ghép thêm tấm lưới sợi trên bề mặt tấm tế bào sừng; gửi mẫu nuôi cấy nhiều đợt; chọn thời điểm ghép muộn hơn...  

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nhận diện những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch 11/9/2015
Ứng dụng thành công ADN phôi thai vào sàng lọc và chẩn đoán bệnh 11/9/2015
Dùng cây cỏ để chống thoái hóa tế bào thần kinh, suy giảm trí nhớ 11/9/2015
Ứng dụng máy lạnh ghép tầng trong kỹ thuật bảo quản máu 11/9/2015
Nghiên cứu về tần suất và các yếu tố nguy cơ của tình trạng tăng áp lực khoang bụng, hội chứng chèn ép khoang bụng 11/9/2015
Đánh giá tác dụng của chế phẩm “PTH1-BCA” trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn I-II 11/9/2015
Sản xuất tế bào gốc trung mô đáp ứng tiêu chuẩn GMP 11/9/2015
Bộ KIT tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu (New PRP Pro kit) 11/9/2015
Nghiên cứu tổng hợp toàn phần Erlotinib làm nguyên liệu cho thuốc điều trị ung thư 11/9/2015
Áp dụng quy trình pilot sản xuất và đánh giá độ đồng nhất, ổn định mẫu bệnh phẩm giả định mủ, đờm chứa vi khuẩn 11/9/2015
Kit nano sinh học chẩn đoán ung thư gan 11/9/2015
Bước đột phá trong phẫu thuật u thần kinh tại Việt Nam 11/9/2015
Liệu pháp “Tăng cường miễn dịch tự thân”: Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư 11/6/2015
Thận nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hoạt động trên động vật 11/6/2015
Nghiên cứu thuốc sinh học điều trị HIV 11/6/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123555340 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn