Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu tạo nguồn cây giống đang có nguy cơ tuyệt chủng 3:04 PM,11/9/2015

ThS. Quách Văn Toàn Em, Trường đại học sư phạm TP.HCM; CN. Mai Thị Kim Yến, Trường THPT Long Khánh (Đồng Nai) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của IBA và NAA đến giâm cành cóc đỏ (Lumnitzera littorea (jack) voigt). Loài cây này đã được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” từ năm 1996 và gần đây nhất là năm 2007.

Ở Việt Nam, cóc đỏ có ở Phú Quốc, Rạch Giá - Kiên Giang, Côn Đảo, nhưng số lượng không nhiều. Hiện tìm thấy hơn 30 cá thể ở tiểu khu 7 thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ, hai quần thể cóc đỏ phân bố tập trung và tái sinh tự nhiên ở tiểu khu 4 và tiểu khu 14. Để góp phần tạo nguồn cây giống phục vụ cho công tác phục hồi loài cây đang có nguy cơ tuyệt chủng này, đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo cây con từ hạt. Tuy nhiên, phương pháp nhân giống từ hạt chưa thật hiệu quả do gặp nhiều khó khăn trong việc thu hái và bảo quản hạt. Do vậy, nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là hướng nghiên cứu cần được quan tâm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA có tác dụng trong việc kích thích sự ra rễ của cành giâm. Sau 8 tuần thí nghiệm, cành giâm cóc đỏ được xử lý với IBA cho tỷ lệ ra rễ là 77,78% ở nồng độ IBA 50 mg/l, thời gian xử lý 15 phút, trong khi xử lý với NAA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 82,22% ở nồng độ NAA 10 mg/l, thời gian xử lý 30 phút. Cành giâm giữ được nhiều lá, cành và có sự xuất hiện của chồi càng nhiều thì tỷ lệ ra rễ càng cao.

Các tác giả cho rằng, nghiên cứu giâm cành ở các vị trí khác nhau, cành giâm khác nhau cần được tiến hành nhằm tận dụng cành giâm và biết được khả năng ra rễ ở vị trí cành giâm nào là tốt nhất. Cần tiến hành giâm cành ở một số thể nền khác nhau để tìm được thể nền tốt nhất cho giâm cành. Ngoài ra, cần tiến hành khảo sát thêm nồng độ và thời gian xử lý với một số chất kích thích ra rễ khác đến sự ra rễ cành giâm cóc đỏ.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Sử dụng rơm và lục bình trong túi ủ biogas 11/9/2015
Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh 11/9/2015
Nghiên cứu sự biến tính của tinh bột bắp qua xử lý bằng nitơ ở dạng plasma nguội ở áp khí quyển 11/9/2015
Nghiên cứu chuỗi giá trị xoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long 11/9/2015
Phòng trừ nhện đỏ hai chấm hại cây dưa lê trong nhà lưới bằng nhện nhỏ bắt mồi 11/9/2015
Hiệu lực của dịch chiết lá cây đậu dầu đối với sâu kéo màng hại cải xanh 11/9/2015
Hệ thống trồng rau sạch kết hợp nuôi cá tự động - Aquaponics 11/9/2015
Kéo dài thời gian bảo quản thịt gà tươi bằng phương pháp đóng gói với khí quyển điều chỉnh 11/9/2015
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của rắn bông súng ở tỉnh Cà Mau 11/9/2015
Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung cỏ đậu trong khẩu phần cơ bản cỏ lông tây đến năng suất sinh sản của thỏ lai 11/9/2015
Ảnh hưởng của chitosan chiếu xạ khối lượng phân tử thấp lên vi khuẩn gây bệnh đường ruột và sinh trưởng của gà Lương Phượng 11/9/2015
Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ phân đoạn n-hexan của lá cây mãng cầu xiêm 11/9/2015
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, tỉnh Bình Dương 11/9/2015
Giá trị dinh dưỡng của thóc và gạo lật dùng trong chăn nuôi lợn 11/9/2015
Nghiên cứu về nhóm nấm Cordyceps ở Tây Nguyên 11/9/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123476373 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn