Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hỗ trợ cải tạo giống và cải tiến kỹ thuật chăn nuôi trâu cho đồng bào dân tộc H’rê ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. 10:09 AM,11/6/2015

Sau 3 năm triển khai, dự án “Hỗ trợ cải tạo giống và cải tiến kỹ thuật chăn nuôi trâu cho đồng bào dân tộc H’rê ở huyện Sơn Hà” đã góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc H’rê, từng bước xóa bỏ các tập quán chăn nuôi cũ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng đàn trâu và tăng thu nhập cho nông hộ ở vùng miền núi.

Huyện Sơn Hà có trên 12.000 con trâu, đứng thứ 2 trong toàn tỉnh, với khoảng 3.000 hộ chăn nuôi trâu. Chăn nuôi trâu là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Con trâu không chỉ cung cấp sức kéo mà còn là hàng hoá có giá trị đem lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên tình trạng thoái hoá ở đàn trâu có xu hướng gia tăng làm giảm giá trị vật nuôi. Trước thực trạng trên, được sự hỗ trợ đầu tư của UBND tỉnh, sự chỉ đạo của UBND huyện Sơn Hà, tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà đã triển khai dự án KH&CN “Hỗ trợ cải tạo giống và cải tiến kỹ thuật chăn nuôi trâu cho đồng bào dân tộc H’rê ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi”.

Dự án đã chọn 14 hộ ở 7 thôn của xã Sơn Thành, gồm: Gò Ra, Gò Gạo, Gò Rinh, Gò Chu, Làng Vẹt, Hoãn Vậy, Hà Thành để đầu tư trâu đực giống. Trâu đực giống có trọng lượng bình quân 360 kg/con, ngoại hình đẹp, tầm vóc lớn, sức khỏe tốt, nguồn gốc rõ ràng từ các tỉnh phía Bắc. Mỗi hộ nhận nuôi trâu đực giống được dự án hỗ trợ 120 kg thức ăn tinh hỗn hợp (1kg/ngày, nuôi 120 ngày kể từ ngày nhập giống), kinh phí để tẩy sán lá gan định kỳ 2 lần/năm và thuốc sát trùng chuồng trại. Thời gian nuôi trâu đực giống là 3 năm và mỗi trâu đực giống kỳ vọng phối có chửa 60 lượt trâu cái (bình quân 20 con trâu cái có chửa/năm).

Trong quá trình nuôi, Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao kiến thức, năng lực về kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, chế biến thức ăn thô xanh cho trâu, kỹ thuật chăm sóc vệ sinh phòng trừ dịch bệnh cho trâu đực giống, trâu cái có chửa, nuôi con. Vì vậy, đàn trâu sinh trưởng phát triển tốt, khả năng phối giống đạt yêu cầu. Kết quả dự án đã phối tinh được 697/840 con trâu cái có chửa, trâu nghé lai mới sinh được 241 con, trọng lượng bình quân 22-25kg/con, lớn hơn nghé địa phương 5 - 7kg, tỉ lệ sống sau 6 tháng đạt khoảng 95%.

Cùng với cải tạo giống, dự án còn hỗ trợ xây dựng 252 chuồng trại nuôi trâu kiên cố cho các hộ chăn nuôi có chuồng trại chưa đảm bảo. Chuồng trâu được làm đúng kỹ thuật, kiên cố, vững chắc. Nền chuồng làm bằng bê tông, mái lợp tấm fibro xi măng; có bố trí máng ăn, máng uống và nơi ủ phân; nước thải được dẫn vào hầm chứa hoặc cho thoát nơi phù hợp, cách xa nguồn nước sinh hoạt để không gây ô nhiễm môi trường; đảm bảo về mùa đông ấm, mùa hè mát, tạo điều kiện cho trâu sinh trưởng, phát triển tốt.

Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng 14 vườn cỏ VA06 cho các hộ chăn nuôi, diện tích 5.000m2/vườn. Từ các vườn cỏ này dành 1/2-1/3 diện tích để nhân giống cung cấp cho các nông hộ chăn nuôi trong vùng dự án. Đến nay, diện tích cỏ nhân rộng là 5,8ha. Năng suất cỏ đối với trồng thâm canh đạt khoảng 300 tấn/ha/năm, đối với trồng bán thâm canh đạt từ 150-200 tấn/ha/năm. Vừa đủ để bổ sung thức ăn vào ban đêm cho trâu.

Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật xây dựng chuồng trại; chọn giống, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng trâu đực giống; chăn nuôi trâu cái sinh sản; trồng thâm canh và bán thâm canh giống cỏ VA06; các biện pháp phòng chống bệnh trong chăn nuôi trâu cho 300 người tham gia (30 người/lớp), cho tất cả các hộ có chăn nuôi trâu trong vùng dự án. Nhờ đó, bà con tham gia dự án đã dần xóa bỏ tập tục nuôi trâu như trước đây, mà thực hiện nuôi theo quy trình, nuôi có chuồng nhốt, trồng cỏ cung cấp thức ăn và dự trữ rơm rạ khi mùa đông đến, tránh hiện tượng trâu chết do đói, rét như những năm trước đây.

Ông Đinh Dênh là một trong những hộ dân ở xóm Nước Chu, thôn Gò Chu, xã Ba Thành được cấp nuôi trâu đực giống của dự án đã tuân thủ và áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về chăm sóc và nuôi dưỡng nên trâu đực giống của gia đình ông sinh trưởng và phát triển tốt. Ông cho biết: Trước đây, ông cũng như nhiều bà con ở đây chăn nuôi trâu không làm chuồng, chỉ thả rông ra đồng nên trâu gầy, sức khỏe yếu, vào mùa mưa trâu hay bị chết vì lạnh và vì thiếu ăn. Từ khi tham gia dự án, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách làm chuồng, chăm sóc, nuôi dưỡng nên đàn trâu gia đình ông được chăm sóc tốt, trâu giống khỏe mạnh, phối giống đạt yêu cầu. Vừa qua, ông đã cho phối giống với trâu cái ở nhà và xung quanh, trâu nghé sinh ra to khỏe, ai thấy cũng thích.

Với cách làm này bước đầu đã giúp cho đồng bào dân tộc Hrê tiếp cận được tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi trâu như biết cách làm chuồng; biết chăm sóc, vệ sinh, phòng trừ dịch bệnh cho đàn trâu; biết dự trữ nguồn thức ăn cho trâu... nhờ đó đã hạn chế được tình trạng trâu chết vì đói, từ đó tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân nơi đây, ông Đinh Hồng Ngót, Phó Chủ tịch UNND xã Sơn Thành cho biết.

Đánh giá về kết quả của dự án, ông Đinh Văn Trung, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà, chủ nhiệm dự án cho rằng: Đến nay, dự án đã đạt các chỉ tiêu đề ra. Tầm vóc nghé sinh ra được cải thiện đáng kể, trọng lượng trên 22 kg, tỉ lệ sống sau 6 tháng tuổi đạt 95%. Trâu nghé lai có ngoại hình đẹp nên bà con bán được giá cao. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả lớn nhất của dự án là đã thay đổi được cách nghĩ, cách làm của đồng bào trong chăn nuôi trâu. Để từ đó, mọi người chỉ cho nhau cách làm ăn mới, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống gia đình.

Có thể thấy, thông qua việc tham gia dự án đã giúp đồng bào dân tộc H’rê tiếp cận với phương pháp chăn nuôi mới, góp phần nâng cao tầm vóc và chất lượng thịt cho đàn trâu ở huyện Sơn Hà; từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu; mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi trâu theo hướng hàng hoá; góp phần phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Sơn Hà.

Nguồn: Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, ngày 16/10/2015
Send Print  Back
The news brought
Đổi mới - Chìa khóa cho sự phát triển bền vững 11/6/2015
Hội thảo tập huấn hợp tác đa ngành quan hệ truyền thông, thông tin công nghệ sinh học thực phẩm 11/6/2015
Thái Nguyên: nghiệm thu 4 đề tài, dự án 11/6/2015
Quảng Ninh: kiểm tra tiến độ nhiệm vụ Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống Ngán (Austriella corrugata Deshayes, 1843) phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái 11/6/2015
Lào Cai: mô hình trồng thử nghiệm giống xoài ăn xanh (GL4 và VRQ-XX1) tại xã Cam Đường 11/6/2015
Thái Nguyên: giống lúa Gia Lộc 105 chịu thâm canh 11/6/2015
Thúc đẩy ứng dụng sinh học và thực phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp 11/6/2015
Sóc Trăng: hội thảo xác định và phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Sóc Trăng - thực trạng và giải pháp 11/6/2015
Bình Định: khởi công chương trình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Phù Mỹ 11/6/2015
Hà Tĩnh: nghiệm thu đề tài nghiên cứu một số vấn đề trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo hiện nay 11/5/2015
Phú Yên: nghiệm thu dự án phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng tại các hang đảo vùng ven biển 11/5/2015
Công nghệ thông tin: công cụ hỗ trợ đắc lực cho thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 11/5/2015
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước 11/5/2015
Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016-2020 giữa Bộ KH&CN và Bộ Xây dựng 11/5/2015
Tọa đàm khoa học quốc tế về chính sách phát triển đất nước 11/5/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123912401 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn