Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cách lọc nước ngọt từ nước biển đơn giản, rẻ và không dùng điện 10:49 AM,11/4/2015

Bằng cách áp dụng phương pháp thoát hơi nước qua màng, các nhà khoa học Ai Cập đã tạo nên cách đơn giản, rẻ tiền, không dùng điện để tách nước uống từ nước biển chỉ trong vài phút, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng rãi tại nhiều khu vực khan hiếm nước trên thế giới.

Kỹ thuật mà họ sử dụng để tách chất lỏng và chất rắn trong nước biển được gọi là pervaporation (PV - thẩm thấu hóa khí, bốc hơi thẩm thấu qua màng, là sự kết hợp giữa thẩm thấu và bốc hơi, được dùng để tách hỗn hợp chất lỏng bằng cách bay hơi riêng phần qua màng bán thấm chọn lọc không xốp). Đây là một quá trình đơn giản với 2 bước: Đầu tiên nước biển sẽ được lọc bằng một màng gốm hoặc polymer. Sau đó sẽ nước sẽ tiếp tục được làm bay hơi bằng chênh lệch áp suất giữa 2 đầu (nguồn vào là áp suất không khí, nguồn ra thường là chân không) và ngưng tụ lại để ra nước ngọt.

Cách làm này được cho là nhanh hơn, sạch hơn và hiệu quả năng lượng hơn so với cách lọc thông thường do nó không cần sử dụng điện để tạo sức nóng làm nước bay hơi. Thật ra, kỹ thuật PV là không mới, nhưng trước giờ, lớp màng được sử dụng rất mắc tiền và sản xuất phức tạp.

Còn lần này, các nhà khoa học đã đột phá ở chỗ tạo nên một lớp màng mới có khả năng hút muối và được tích hợp thêm bột cellulose acetate để tăng cường hiệu quả thoát hơi qua màng. Bột cellulose acetate ở dạng sợi nhỏ, có nguồn gốc từ gỗ mà theo nhóm nghiên cứu là có giá rẻ, dễ dàng tìm thấy tại nhiều nơi.

Lớp màng này sẽ nhanh chóng khử muối trong nước biển có độ mặn cao và thậm chí là có thể lọc được nước biển bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh đó, nếu được sử dụng trên quy mô lớn thì nó còn có thể lọc ra các chất gây ô nhiễm và các tinh thể muối để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa công bố kế hoạch thương mại hóa sản phẩm này nhưng nếu có thể, đây sẽ là một phương pháp đầy hứa hẹn dành cho các nước đang phát triển, nơi mà điện và nước vẫn là những nguồn tài nguyên vô cùng khan hiếm.

Nguồn: khoahoc.tv

Send Print  Back
The news brought
Xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc 11/3/2015
Từ 1/10/2015, rút ngắn thời gian cấp phép cho chuyên gia khoa học và công nghệ nước ngoài 10/30/2015
Trao đổi kết quả nghiên cứu và ứng dụng KH&CN hạt nhân Việt Nam 10/30/2015
Hiệu quả đột phá 10/28/2015
Vì môi trường và sức khỏe con người bền vững 10/28/2015
Bộ KH&CN tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN Đợt 5 10/26/2015
Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 11 10/22/2015
Đưa công nghệ thu phí không dừng giảm chi phí, kiểm soát xe quá tải 10/21/2015
Tập huấn “Phổ biến tiêu chí hội nhập KH&CN quốc tế và áp dụng vào từng đơn vị” và “Phương pháp đánh giá năng lực hội nhập quốc tế về KH&CN” 10/20/2015
Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong hệ thống sản xuất giống cây trồng sạch bệnh 10/20/2015
Biểu dương 101 nữ trí thức tiêu biểu 10/20/2015
Thứ trưởng Trần Việt Thanh tiếp Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ 10/20/2015
Xây dựng và phát triển Tài nguyên giáo dục mở dựa trên nền tảng công nghệ mở 10/20/2015
Chuyên gia tư vấn của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia khảo sát địa điểm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 10/20/2015
Hội thảo “Thúc đẩy kinh doanh sáng tạo và Thương mại hóa công nghệ hướng tới người thu nhập thấp” tại Tp. Cần Thơ 10/20/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123917343 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn