Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Năng lượng nguyên tử đã được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống 2:52 PM,10/28/2015

Ngày 16/10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả giai đoạn 2006-2015 thực hiện chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì mục đích hòa bình đến năm 2020.

Tham dự hội nghị có trên 120 đại biểu bao gồm đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, thành viên Hội đồng Phát triển Ứng dụng NLNT quốc gia, các chuyên gia, nhà khoa học của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực NLNT. Mục tiêu của hội nghị nhằm đánh giá kết quả giai đoạn 2006-2015 thực hiện chiến lược và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện Chiến lược phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục NLNT cho biết, Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hoà bình đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/01/2006. Chiến lược đã đề ra các mục tiêu phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020 trên cả hai lĩnh vực ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân. Kể từ khi Chiến lược ra đời, đã có nhiều văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như Luật NLNT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009), Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 của Quốc hội về Chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Quy hoạch tổng thể phát triển ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020, Quyết định số 446/2010/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân Quốc gia, Quyết định số 706/2013/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng phát triển, ứng dụng NLNT quốc gia…

Bên cạnh đó, NLNT đã được ứng dụng rộng rãi và có đóng góp tích cực cho nhiều lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, khí tượng thủy văn, địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường… Cụ thể, trong lĩnh vực y tế, hiện nay hầu hết các bệnh viện tuyến huyện trong cả nước đều có máy chụp X-quang, các bệnh viện tuyến tỉnh đã có máy chụp cắt lớp CT. Đặc biệt, hiện cả nước có trên 30 cơ sở y học hạt nhân đang hoạt động, được trang bị các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay gồm SPECT, SPECT/CT, PET và PET/CT. Qua đó, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tốc độ phát triển chuyên ngành y học hạt nhân nhanh và hiệu quả. Nhiều đồng vị phóng xạ, dược chất xạ đã được triển khai ở nhiều bệnh viện để điều trị bệnh nhân ung thư và một số bệnh lý khác hiệu quả và an toàn.

Trong nông nghiệp, đến nay đã có trên 50 giống cây trồng nông nghiệp được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến, bao gồm các giống lúa, đậu tương, bưởi… Trong đó, đậu tương có tới trên 50% diện tích được trồng là các giống được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ. Giống lúa đột biến VND-95-20 là giống chủ lực để xuất khẩu đã chiếm 30% trên tổng số 1 triệu ha đất canh tác tại Đồng bằng sông Cửu Long; giống lúa đột biến DT10 được tạo ra trong những năm 90 của thế kỷ 20 và từ đó đến nay đã tạo ra tổng giá trị thu nhập lên đến 3 tỷ USD, tăng thêm 537,6 triệu USD so với việc sử dụng các giống cũ; giống Khang Dân đột biến cũng nhanh chóng trở thành một giống quan trọng trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Việt Nam đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá là nước đứng hàng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống…

Trong công nghiệp, đã chế tạo, thử nghiệm thành công các thiết bị đo trong ngành công nghiệp than, thiết bị phân tích nhanh trong ngành công nghiệp xi măng, máy chụp X-quang công nghiệp, thiết bị quan trắc cảnh báo sớm phóng xạ môi trường. Đặc biệt, công nghệ bức xạ đã được ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam. Đi đầu là Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (Vinagamma) thuộc Viện NLNT Việt Nam, Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú… với doanh thu từ ứng dụng công nghệ bức xạ lên tới hàng trăm tỷ đồng hàng năm. Công nghệ bức xạ được ứng dụng trong khử trùng dụng cụ y tế, thanh trùng hàng thực phẩm, chế tạo các chế phẩm phục vụ nông nghiệp và để sản xuất chế phẩm polymer tan trong nước, chịu mặn, chịu nhiệt độ cao phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí…
Nguồn: Báo Công thương

Send Print  Back
The news brought
Quỹ Phát triển Bắc Âu hỗ trợ Việt Nam giảm thải khí nhà kính 10/28/2015
Năng lượng nhiệt hạch sẽ sớm sử dụng tại nhà máy điện quy mô nhỏ 10/28/2015
Viện Khoa học công nghệ Mỏ - Vinacomin: Đẩy nhanh tiến độ dự án nghiên cứu, đưa vào sản xuất 10/28/2015
Áp dụng ISO 50001 tại Công ty TNHH Đông Nam Á Lào Cai: Tiết kiệm năng lượng hiệu quả 10/28/2015
Pin điện thoại càng dùng càng mạnh chế từ nấm 10/21/2015
Sản xuất năng lượng mặt trời từ... nước 10/21/2015
Bọt kim loại có thể bảo vệ con người khỏi bức xạ 10/21/2015
Chất điện môi sol-gel tích trữ năng lượng cao kỷ lục 10/20/2015
Nghiên cứu tích hợp các hệ thống kiểm soát thông gió 9/23/2015
Đà Nẵng triển khai thí điểm dự án Calculator 2050 9/23/2015
Chất điện phân rắn mở đường cho pin sạc gần như vĩnh cửu 9/8/2015
Chuyển hoá Các bon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam 9/8/2015
Nhà máy nhiệt điện đốt than mới của Petrovietnam: Sử dụng tua-bin hơi hiệu suất cao của GE 9/8/2015
Giải pháp khai thác mỏ than lộ thiên 9/7/2015
Biến khí thải CO2 thành xăng 8/31/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123414124 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn