Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Pin điện thoại càng dùng càng mạnh chế từ nấm 4:22 PM,10/21/2015

Theo UPI, pin lithium-ion (li-ion) là nguồn cung cấp điện năng hiệu quả cho bất kỳ thiết bị điện tử nào, từ điện thoại di động đến ôtô điện. Tuy nhiên, loại pin này không bền bởi cực dương sử dụng lâu ngày sẽ bị ăn mòn.

Các kỹ sư và nhà khoa học vật liệu ở trường Đại học California, Reverside, Mỹ, sử dụng nấm mỡ portabella (một chủng A.bisporus) để tạo ra loại pin mới có khả năng vượt qua mọi thử thách của thời gian.

Loại pin li-ion mới này có cực dương làm từ nấm mỡ. Nó không chỉ bền mà còn rẻ và thân thiện hơn với môi trường so với các loại cực dương khác. Hơn nữa, nấm mỡ rất dễ trồng nên việc chế tạo cực dương ở pin dễ dàng hơn rất nhiều.

Cực dương của pin hiện được làm bằng than chì. Vật liệu này không những đắt tiền mà còn tốn thời gian sản xuất và có hại cho môi trường.

Cực dương của pin vừa phải bền chắc nhưng cũng phải xốp để điện năng có thể được truyền đi và lưu trữ một cách dễ dàng. Nấm thu hút các nhà khoa học bởi chúng cực kỳ xốp. Trong các loại pin thông thường, sau một thời gian sử dụng, các điện cực bằng than chì sẽ bị ăn mòn dần. Trong khi đó, nấm mỡ chứa hàm lượng cao muối kali giúp tăng tuổi thọ của các điện cực.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cực dương làm từ nấm là giải pháp thay thế khả thi cho cực dương làm từ than chì, vì nhu cầu đối với pin li-ion ngày càng tăng, trong khi nguồn cung than chì đang giảm.

"Với những vật liệu chế tạo pin như thế này, dung lượng pin điện thoại di động tương lai càng dùng sẽ càng tăng lên, chứ không giảm đi, nhờ việc cấu trúc xốp của cực dương hấp thụ thêm vật liệu điện phân sau mỗi lần sạc điện thoại", Brennan Campbell, kỹ sư chương trình khoa học vật liệu ở Riverside phát biểu trong một cuộc họp báo. Nghiên cứu được đăng chi tiết trên tạp chí Scientific Reports hôm 29/9.

Nguồn: khoahoc.tv,  ngày 2/10/2015.

 

 

 

Send Print  Back
The news brought
Sản xuất năng lượng mặt trời từ... nước 10/21/2015
Bọt kim loại có thể bảo vệ con người khỏi bức xạ 10/21/2015
Chất điện môi sol-gel tích trữ năng lượng cao kỷ lục 10/20/2015
Nghiên cứu tích hợp các hệ thống kiểm soát thông gió 9/23/2015
Đà Nẵng triển khai thí điểm dự án Calculator 2050 9/23/2015
Chất điện phân rắn mở đường cho pin sạc gần như vĩnh cửu 9/8/2015
Chuyển hoá Các bon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam 9/8/2015
Nhà máy nhiệt điện đốt than mới của Petrovietnam: Sử dụng tua-bin hơi hiệu suất cao của GE 9/8/2015
Giải pháp khai thác mỏ than lộ thiên 9/7/2015
Biến khí thải CO2 thành xăng 8/31/2015
Sân bay đầu tiên ở Ân Độ sử dụng năng lượng Mặt trời 8/31/2015
Siêu xe có khả năng tự tạo năng lượng 8/31/2015
Lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới sẽ phục hồi ngành điện hạt nhân? 8/31/2015
Nhật Bản tái khởi động nhà máy điện hạt nhân 8/31/2015
Áp dụng hệ thống RBI trong nhà máy lọc hóa dầu 8/31/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123413547 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn