Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện mới về bầu khí quyển của sao Diêm Vương 4:05 PM,10/21/2015

Số liệu gửi về từ tàu vũ trụ New Horizons của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy, lớp khí bao bọc xung quanh hành tinh lùn kéo dài khoảng 1.000 dặm (hơn 1.600 km) bên ngoài không gian, xa hơn rất nhiều so với bầu khí quyển của Trái Đất.

Lớp khí quyển của hành tinh chúng ta chỉ có độ cao 75 dặm (tương đương 120 km), tính từ mặt đất. Như vậy, khí quyển của sao Diêm Vương (Pluto) lớn gấp 13 lần so với Trái đất. Theo quan sát trước đây, các nhà khoa học ước tính độ dài bầu khí quyển của Pluto chỉ vào khoảng 170 dặm.

Khoảng một giờ sau khi bay ngang hành tinh lùn Pluto, tàu New Horizons đã sử dụng máy ghi quang phổ Alice của mình để thu thập thông tin về bầu khí quyển. Dữ liệu này chỉ lấy được trong khoảng thời gian nhất định, khi mà New Horizons bay qua vùng tối của sao Diêm Vương, trong lúc phần còn lại của hành tinh này đang được Mặt trời chiếu sáng.

Nhờ điều kiện đặc biệt này, các máy ghi quang phổ mới có thể đo được bước sóng của ánh sáng từ Mặt trời, được lọc qua bầu khí quyển của Pluto. Thay đổi của bước sóng đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra những nguyên tố hóa học cấu tạo nên bầu không khí của sao Diêm Vương. Theo đó, ở độ cao nhất định, khí quyển sẽ được bao phủ bởi các phân tử nitơ. Gần bề mặt hơn một xíu là hỗn hợp metan + nitơ, cuối cùng, gần sát mặt đất là những hydrocacbon.

Theo NASA, một phần đáng kể của hỗn hợp khí này hiện vẫn đang tiếp tục thoát ra ngoài không gian, với khoảng 500 tấn nguyên liệu mỗi giờ. Bà Fran Bagenal - thành viên nhóm nghiên cứu NASA cho rằng, các chất khí trong khí quyển của Pluto đang vơi đi một phần do lực hấp dẫn yếu trên hành tinh này. Gió Mặt trời cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hiện tượng nói trên. Tàu New Horizons cụ thể đã tìm thấy một “cái đuôi” ion hóa đằng sau Pluto, đó là kết quả từ những cuộc và chạm của khí trên sao Diêm Vương với gió Mặt trời.

Ngay lúc này, khi mà New Horizons đã cách hành tinh lùn hơn 2 triệu dặm, chỉ 1-2% dữ liệu được gửi về Trái đất. Dự kiến phải mất đến 16 tháng thì toàn bộ thông tin thu thập được mới có thể được đưa về. Khi ấy, sẽ có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết về sao Diêm Vương sẽ được tiết lộ.

Nguồn: Trích khoa học.tv, ngày 29/7/2015.
Send Print  Back
The news brought
Chế tạo hầm ủ biogas từ sợi xơ dừa 10/20/2015
Hội nghị giới thiệu công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản và sản xuất giấy 10/20/2015
Nước ngoài ồ ạt mua máy xử lí rác do kỹ sư VN sản xuất 9/30/2015
Giải pháp hiệu quả chống cháy nội sinh 9/30/2015
Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản 9/29/2015
Robot thay thế người thu gom rác 9/29/2015
FUSO Canter E-Cell: Không khí thải, 100% sử dụng điện 9/10/2015
Bí quyết biến nước thải, nước biển thành nước uống của Singapore 8/18/2015
Lò hơi đốt nhiên liệu xấu kiểu tầng sôi tái tuần hoàn 8/4/2015
Trạm lọc khí kiêm nhà chờ xe buýt ở Trung Quốc 7/23/2015
Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến 7/21/2015
Giới thiệu công nghệ, kỹ thuật ứng dụng sản phẩm PAC-HAPI trong sản xuất nước sinh hoạt 7/21/2015
Nhà giàn DK1 có máy biến nước biển thành nước ngọt 7/15/2015
Phát minh "toilet khẩn cấp" của học sinh Nhật Bản 7/7/2015
Giảm phát thải khí nhà kính nhờ gạch không nung 6/1/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123437329 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn