Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xây dựng Trung tâm vệ tinh quốc gia 10:37 AM,11/9/2011

Tại Quyết định số 1611/QÐ-TTG (ngày 16-9-2011), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc thành lập Trung tâm Vệ tinh quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH và CN Việt Nam). Phát triển công nghệ vệ tinh thông qua việc ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh sẽ góp phần phòng, chống thảm họa thiên tai, giảm tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước.

      Việt Nam, như đánh giá của các nhà khoa học là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu do sự nóng lên của Trái đất. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ đã xác định phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Song để góp phần giải quyết điều này, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được cơ sở hạ tầng để thu nhận liên tục dữ liệu vệ tinh quan sát Trái đất nhằm giám sát các thảm họa thiên tai. Phát triển công nghệ vũ trụ, thông qua việc đầu tư phát triển công nghệ vệ tinh và ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh quan sát Trái đất là mục tiêu mà nước ta đang hướng tới.
      Cách đây hơn 30 năm, chuyến bay vũ trụ Liên Xô - Việt Nam (từ ngày 23 đến 31-7-1980) trong đó phi công vũ trụ Việt Nam đầu tiên Phạm Tuân cùng nhà du hành vũ trụ Nga Go-rơ-bát-cô đã có một số hoạt động bước đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ. Tiếp đó là các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước như "Ứng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, giai đoạn các năm 1981 - 1985" nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ từ năm 2008, với một số đề tài liên quan đến công nghệ vệ tinh đã và đang thực hiện. Chẳng hạn như: "Phương pháp xác định, giám sát và điều khiển chuyển động tư thế vệ tinh trên quỹ đạo thấp", "Nghiên cứu làm chủ thiết kế, vận hành và khai thác hiệu quả trạm thu ảnh vệ tinh", hay "Sử dụng công nghệ GPS độ chính xác cao trong việc xác định độ chuyển dịch của công trình xây dựng ven bờ"... Theo đó một số kết quả trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh bước đầu đã được triển khai ứng dụng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng ở nước ta. Tiếp cận việc ứng dụng công nghệ vệ tinh đầu tiên ở nước ta phải kể đến ngành khí tượng - thủy văn. Bởi ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đã lắp đặt trạm APT thu ảnh mây vệ tinh mang nhãn hiệu URAL do Liên Xô trước đây trang bị. Năm 1997, ngành khí tượng - thủy văn đã được Nhà nước đầu tư xây dựng một trạm thu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, có khả năng thu được các ảnh đa phổ từ vệ tinh GMS, NOAA. Các ảnh loại này có độ chính xác cao hơn nhiều so các ảnh trước đây, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng phát hiện, theo dõi và dự báo bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Gần đây các phương pháp dự báo số trị dựa trên các thông tin vệ tinh và các mô hình tính toán, xử lý song song được triển khai áp dụng đã rút ngắn thời gian và tăng độ chính xác cao hơn trong hoạt động dự báo của ngành khí tượng - thủy văn.
      Quan sát Trái đất từ vũ trụ (gọi tắt là viễn thám), là một chuyên ngành ứng dụng công nghệ vệ tinh, chủ yếu dựa trên việc thu, xử lý và sử dụng các ảnh chụp Trái đất từ vệ tinh viễn thám. Ðược nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 70, đến nay viễn thám đã trở thành một công cụ được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong nghiên cứu khoa học, ở một số lĩnh vực quản lý và sản xuất thuộc các ngành đo đạc bản đồ, nông nghiệp, thủy sản, tài nguyên và môi trường. Ðược Nhà nước đầu tư, nhiều đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường như Trung tâm Viễn thám quốc gia, Viện nghiên cứu Ðịa chính, Viện nghiên cứu Ðịa chất và Khoáng sản cũng như Viện KH và CN Việt Nam đã triển khai, thực hiện nhiều đề tài liên quan công nghệ viễn thám nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác điều tra, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ðáng chú ý, mấy năm gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Dự án "Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt Nam" (tổng mức đầu tư 26 triệu USD bằng nguồn vốn ODA của nước ngoài). Dự án đã xây dựng Trạm thu ảnh vệ tinh (VNGS), Trung tâm dữ liệu viễn thám quốc gia (NDC). Ảnh vệ tinh thu nhận từ các vệ tinh quan sát Trái đất của châu Âu như SPOT2, 4 và 5; ENVISAT ASAR; ENVISAT MEIS được hàng chục đơn vị thuộc các bộ, ngành sử dụng...
      Triển khai thực hiện Quyết định 137/2006/QÐ-TTg (ngày 14-6-2006) của Thủ tướng Chính phủ về "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020", Viện KH và CN Việt Nam, trên cơ sở hợp tác quốc tế đã và đang xúc tiến các nhiệm vụ chính. Ðó là, bên cạnh hàng chục đề tài nghiên cứu lớn, nhỏ về công nghệ vũ trụ, viện được Chính phủ giao triển khai, thực hiện các dự án trọng điểm cấp Nhà nước liên quan đến công nghệ vệ tinh nhỏ. Chẳng hạn như Dự án "vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai" (VNRED Sat-1) với nguồn vốn ODA của Pháp (dự kiến vệ tinh nhỏ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014); đồng thời viện đang chuẩn bị thực hiện dự án vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất VNRED Sat-1b (hợp tác với Bỉ và dự kiến kế hoạch phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo vào cuối năm 2017). Hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công nghệ vệ tinh trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, ngày 16-9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1611/QÐ-TTg về việc thành lập Trung tâm vệ tinh quốc gia thuộc Viện KH và CN Việt Nam (trụ sở chính tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội). Theo Phó Viện trưởng Công nghệ vũ trụ PGS, TS Phạm Anh Tuấn thì nhiệm vụ trọng tâm của trung tâm là: Tiếp nhận, quản lý, khai thác Dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Thực hiện các nhiệm vụ quốc gia trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ công nghệ vệ tinh; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp ráp thử nghiệm tiến tới làm chủ trong điều khiển, vận hành và quản lý vệ tinh nhỏ của Việt Nam...
      Mục tiêu của Trung tâm vệ tinh quốc gia:
        - Thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của nước ngoài.
        - Làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất.
        - Phóng lên quỹ đạo, điều khiển và quản lý vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất của Việt Nam; thu nhận và xử lý dữ liệu ảnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng...

Nguồn: "Báo NDĐT", 5/11/2011

Send Print  Back
The news brought
Sinh viên Đại học Tây Bắc giành chiến thắng cuộc thi Ý tưởng Kinh tế xanh 2011 11/9/2011
Pháp hỗ trợ Việt Nam quản lý tài nguyên nước 11/8/2011
Doanh nghiệp Việt Nam cam kết đối phó với biến đổi khí hậu 11/8/2011
Phát triển công nghệ giảm thiểu rủi ro thiên tai trượt đất ở Việt Nam 11/8/2011
JICA giúp Việt Nam phát triển công nghệ 11/8/2011
Tập trung thực hiện 9 chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu 11/8/2011
Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý nước, xử lý nước thải, rác thải của Israel” 11/8/2011
Thành phố Việt Nam đầu tiên có kịch bản biến đổi khí hậu 11/3/2011
Hà Nội hạn chế sử dụng túi nilon 10/25/2011
Công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt 10/25/2011
Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2020 10/14/2011
Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu 10/14/2011
90% số cơ sở sản xuất không xử lý nước thải 10/13/2011
Robot “thông cống” giá rẻ 10/13/2011
Sẽ buộc DN phải thu hồi, xử lý sản phẩm đã hết hạn sử dụng 10/7/2011













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123509658 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn