Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thúc đẩy phát triển bền vững 3:14 PM,6/11/2015

Chiều 9-6, Báo Hà nội mới và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN) phối hợp tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề "KH&CN thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn". 

Các khách mời gồm TS Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật (Bộ KH&CN); TS Lê Ngọc Anh - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội; TS Đặng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa, cây cảnh; ông Bùi Đại Phong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội đã tham gia trả lời các câu hỏi xung quanh Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 2010 - 2015" (chương trình nông thôn, miền núi), về những mô hình điển hình ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội và định hướng phát triển của chương trình giai đoạn tới.
Hiệu quả thiết thực
Tại cuộc giao lưu, TS Nguyễn Văn Liễu cho biết, 15 năm qua, chương trình đã lựa chọn được những công nghệ tiên tiến, phù hợp, xây dựng được những mô hình ứng dụng KH&CN có hiệu quả hướng vào giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội có tầm quan trọng đối với địa phương như nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, có tiềm năng về thị trường và phát huy lợi thế của từng vùng; hỗ trợ các doanh nghiệp hiện có ở nông thôn đổi mới công nghệ hoặc hỗ trợ hình thành các ngành nghề mới nhằm phát huy các lợi thế về ngành nghề truyền thống. Hầu hết các dự án đều đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt cho đơn vị thực hiện dự án.
Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Lê Ngọc Anh cho biết: Nhìn tổng thể, các dự án thuộc chương trình Nông thôn, miền núi đã thực sự là điểm sáng về ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Cụ thể, về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào công thức luân canh để tăng hiệu quả kinh tế tổng hợp trên một đơn vị diện tích (mô hình phát triển trồng cây mây nếp tại Ba Vì, hoa cây cảnh ở Thụy Hương (Chương Mỹ), mô hình ứng dụng KH&CN trồng lan Hồ điệp ở Đan Phượng, mô hình trồng nấm ở Mỹ Đức…). Các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, phát triển ứng dụng, cũng có những mô hình, sản phẩm được thị trường ghi nhận. Chương trình còn xây dựng được các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm an toàn và chất lượng như mô hình sản xuất dưa chuột và xà lách không dùng đất tại Hoài Đức…
Với quan điểm của một cơ quan chuyển giao công nghệ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh Đặng Văn Đông đánh giá: Những năm trước đây, công tác nghiên cứu khoa học không có sự gắn kết giữa các nhà khoa học với người dân và thực tiễn sản xuất, do vậy, rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật không đến được tay người dân. Nhờ có chương trình Nông thôn, miền núi mà các cơ quan khoa học đã làm được điều đó, vừa giúp người dân phát triển kinh tế, vừa để kiểm chứng và hoàn thiện thêm quy trình đã tạo ra. Đây cũng là cơ hội cho các nhà khoa học có điều kiện tiếp xúc, cọ xát với thực tiễn, cống hiến thêm công sức và nhận được một số thù lao nhất định, để cải thiện cuộc sống, có điều kiện làm khoa học tốt hơn.
Khó về chi phí và nhân lực
Trả lời bạn đọc về những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình, TS Nguyễn Văn Liễu cho biết: Nguồn lao động thất nghiệp ở địa phương rất lớn, tuy nhiên lại không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là yêu cầu nghiên cứu triển khai. Một số dự án thực hiện phối hợp giữa cơ quan chuyển giao và đơn vị chủ trì chưa tốt. Nhiều đơn vị chuyển giao công nghệ chưa thực sự gắn kết với dự án, chưa thực sự hỗ trợ đơn vị chủ trì hoàn thành kết quả. Ngoài ra, thời gian bắt đầu phê duyệt đến khi dự án được thực hiện thường mất một năm rưỡi nên đa số dự án bị ảnh hưởng do tỷ lệ trượt giá cao. Có dự án công nghệ đang được chuyển giao nhưng đã trở thành lạc hậu bởi có sự xuất hiện công nghệ mới, làm ảnh hưởng đến kết quả dự án. 
Về phía doanh nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH nhà nước MTV Giống gia súc Hà Nội Bùi Đại Phong cho rằng: Khó khăn nhất là chi phí để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là rất lớn. Tiếp đến là thời gian đưa những thành tựu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất rất dài. Đối với các nông hộ, thói quen sản xuất và tập quán chăn nuôi cũ ăn sâu trong cách làm ăn của bà con nên việc đưa cái mới, tiến bộ kỹ thuật trong thời gian đầu rất khó khăn. Việc đưa KH&CN vào cũng phải "cầm tay chỉ việc", có quy trình thực hiện và giám sát nên phải thực hiện bài bản và mất nhiều thời gian.
Đề nghị nâng kinh phí hỗ trợ đạt 300 tỷ đồng/năm
Trao đổi tại cuộc giao lưu, các chuyên gia cũng băn khoăn: Dự án thuộc chương trình có thời gian thực hiện trung bình là 2 năm với đối tượng chủ yếu là cây trồng, vật nuôi nên việc đánh giá hiệu quả gặp nhiều khó khăn. Với đặc thù riêng, dự án cần khoảng thời gian 5-7 năm triển khai, áp dụng mô hình thì việc đánh giá sẽ có kết quả chính xác hơn. Về tài chính, hằng năm nhu cầu đề xuất thực hiện của các địa phương là rất lớn nhưng do kinh phí phê duyệt còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được nhu cầu (giai đoạn 2011-2015, kinh phí chỉ đủ cho 322/489 dự án, đạt 61% số dự án đề xuất). Bên cạnh đó, mức kinh phí hỗ trợ còn thấp so với đề xuất; tiến độ, thời gian cấp kinh phí còn chậm; chưa có chính sách hỗ trợ để tiếp tục mở rộng các mô hình đạt hiệu quả sau khi kết thúc dự án.
Trước những khó khăn nói trên, câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn tiếp theo, chương trình sẽ có những điều chỉnh gì? TS Nguyễn Văn Liễu nêu quan điểm: Chúng tôi đề nghị nâng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lên khoảng 40-50% so với giai đoạn vừa qua, tức tối thiểu đạt 300 tỷ đồng/năm. Có như vậy, chúng ta mới có thể thực hiện được những dự án ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn cũng như những dự án triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình phát triển mới, Bộ KH&CN đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cho phép và tổ chức thực hiện chương trình với các nội dung đổi mới. Theo đó, thời gian thực hiện giai đoạn tới ít nhất là 10 năm. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ khoa học trẻ, tình nguyện về "nằm vùng", "cắm bản" để hướng dẫn, chuyển giao KH&CN tại các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bộ cũng yêu cầu các địa phương hỗ trợ kinh phí mạnh hơn để nhân rộng kết quả ứng dụng các tiến bộ KH&CN của các dự án, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào các dự án ứng dụng, chuyển giao KH&CN theo chuỗi giá trị. 
Nguồn: Báo Hà Nội mới

Send Print  Back
The news brought
Gắn khoa học công nghệ với yêu cầu phát triển bền vững 6/11/2015
Bảo quản trái cây tươi lâu nhờ ozone 6/2/2015
Điều trị ung thư “êm ái” nhờ ghép tế bào gốc thành công 6/1/2015
Giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam 6/1/2015
Hội thảo quốc tế “Huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ" 6/1/2015
Viện Ứng dụng Công nghệ nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng 5/29/2015
Khai mạc triển lãm “40 năm khoa học và công nghệ TP.HCM” 5/25/2015
Lào Cai: tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5 5/21/2015
Hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển KH&CN Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020” 5/21/2015
Hội thảo quốc tế “Huy động nguồn lực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ” 5/21/2015
Tọa đàm giới thiệu sách “An toàn điện hạt nhân” của GS. Phạm Duy Hiển 5/19/2015
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ 5/19/2015
TECHFEST VIETNAM 2015 5/18/2015
Bốn nhà khoa học đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu 2015 5/18/2015
Hội thảo Phổ biến thông tin công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh và xử lý môi trường 5/18/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123947458 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn