Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công nghệ hỗ trợ giúp phát biểu tự tin trước công chúng 11:13 SA,16/04/2015

Phát biểu trước công chúng là nỗi e ngại hàng đầu đối với nhiều người. Giờ đây, các nhà nghiên cứu thuộc Nhóm nghiên cứu Tương tác người-máy tính tại Đại học Rochester đã phát triển một giao diện người dùng "kính mắt thông minh", có khả năng cung cấp thông tin phản hồi trong thời gian thực để diễn giả có thể điều chỉnh âm lượng và tốc độ nói, trong khi giảm đến mức tối thiểu sự mất tập trung cho người nói.

Công trình nghiên cứu đã được trình bày tại Hội nghị của Hiệp hội giao diện người dùng thông minh (IUI) trên máy tính tại Atlanta, Hoa Kỳ.

Kính mắt thông minh với hệ thống giao diện người dùng cung cấp phản hồi mang tên Rhema có thể ghi lại giọng nói của người phát biểu và truyền âm thanh đến một máy chủ để tự động phân tích âm lượng và tốc độ nói, và sau đó gửi lại các dữ liệu đến diễn giả ngay trong thời gian thực. Thông tin phản hồi này cho phép người nói có thể điều chỉnh âm lượng và tốc độ nói cho phù hợp với ngữ cảnh.

 Ehsan Hoque, phó giáo sư khoa học máy tính, tác giả chính của công trình nghiên cứu cho biết bản thân ông đã sử dụng hệ thống này khi ông giảng bài trên lớp, ông nói: "Tôi có nhược điểm là nói nhỏ và Rhema luôn nhắc nhở tôi phải nói to lên". Hệ thống này giúp diễn giả trở nên ý thức hơn về âm lượng giọng nói của mình, ngay cả khi không đeo kính thông minh.

Trong bài báo công bố công trình nghiên cứu, Hoque và các cộng sự của ông là M. Iftekhar Tanveer và Emy Lin giải thích rằng việc cung cấp thông tin phản hồi thời gian thực ngay trong lúc phát biểu phải giải quyết một số thách thức. Trước hết là việc làm thế nào để thông báo cho người nói về hiệu quả của lới phát biểu mà không làm họ bị mất tập trung khi đang nói. Một sự phân tâm đủ lớn có thể dẫn đến những hành vi không tự nhiên, chẳng hạn như nói lắp hoặc lúng túng ngượng ngịu. Thứ hai, màn hình gắn trên đầu người nói đặt ở vị trí gần mắt, điều này có thể gây mất tập trung một cách vô ý thức.

Việc khắc phục những thách thức này là trọng tâm của công trình nghiên cứu. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hệ thống này ở một nhóm 30 người nói tiếng Anh bản địa sử dụng kính mắt Google Glasses. Họ đã đánh giá các phương án cung cấp thông tin phản hồi khác nhau. Họ đã thử nghiệm hệ thống bằng việc sử dụng các màu sắc (giống như hệ thống đèn giao thông), từ ngữ và đồ thị, hoặc không có phản hồi (kiểm soát). Họ cũng đã thử nghiệm một màn hình hiển thị liên tục thay đổi chậm và một hệ thống phản hồi rời rạc, theo đó người nói hầu như không nhìn thấy gì trên kính trong hầu hết thời gian và đôi lúc chỉ thấy phản hồi trong một vài giây. Qua thử nghiệm người dùng cho thấy, phương án cung cấp thông tin phản hồi cứ sau mỗi 20 giây dưới dạng từ ngữ ("to hơn", "chậm hơn", hoặc không có gì (nếu diễn giả đang thực hiện tốt) được cho là thành công nhất.

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, đa số người sử dụng phương án này cho rằng hệ thống đã giúp họ cải thiện được cách truyền đạt của mình nhiều hơn so với việc nhận được thông tin phản hồi liên tục hoặc không có phản hồi gì. Họ cũng đã thử nghiệm hệ thống từ quan điểm của khán giả, sử dụng một nhóm công nhân cơ khí không phải là người nói tiếng Anh bản địa.

Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra xem liệu người nói nhìn vào thông tin phản hồi xuất hiện trên màn hình kính đeo có làm khán giả mất tập trung hay không và xem xét việc khán giả đánh giá như thế nào với các tình huống người diễn thuyết tỏ ra tự nhiên, ngắt quá nhiều, sử dụng nhiều từ ngữ phụ và duy trì tiếp xúc tốt bằng mắt theo ba điều kiện: phản hồi từ ngữ, phản hồi liên tục, và không ​​phản hồi.

Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa ba nhóm: tiếp xúc mắt, sử dụng từ ngữ phụ, bị phân tâm, và tỏ ra cứng nhắc, theo đánh giá của khán giả. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu muốn kiểm tra hệ thống của mình với nhóm khán giả có trình độ hiểu biết cao hơn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hệ thống cung cấp thông tin phản hồi trực tiếp, hiển thị theo một cách riêng và không làm phiền này cũng có thể hữu ích đối với những người gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội (ví dụ như hội chứng Asperger), và ngay cả với những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng.

Nguồn: NASATI, ngày 15/4/2015

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Chip cảm biến có khả năng biến smartphone thành máy quét 3D với độ phân giải cao 14/04/2015
Pin thông minh cho phép sử dụng năng lượng mặt trời vào ban đêm 14/04/2015
Hệ thống thí nghiệm công nghệ cao 14/04/2015
Kỹ thuật vướng víu mới có thể làm cho đồng hồ nguyên tử chính xác hơn 09/04/2015
Những công nghệ pin đột phá trong tương lai 08/04/2015
Nghiên cứu chế tạo vệ tinh do thám siêu nét 07/04/2015
Máy tính lượng tử có thể tăng tốc đáng kể học máy 07/04/2015
Siêu tụ điện mới với tính năng sạc nhanh và bền 07/04/2015
Ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) tại Việt Nam 07/04/2015
Đèn LED thông minh có thể mang theo người 07/04/2015
Viễn di lượng tử trên chip 07/04/2015
Công nghệ pin mới sạc đầy trong vòng 1 phút 07/04/2015
Cận cảnh bàn phím không dây có thể kết nối 3 thiết bị cùng lúc 07/04/2015
Nam châm có thể điều khiển được nhiệt và âm thanh 03/04/2015
Máy chiếu dành cho giải trí tại gia 31/03/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 123551606 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn