Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sử dụng chất thải nông nghiệp làm nhiên liệu sinh học 11:08 AM,4/3/2015

Theo một nghiên cứu mới của trường Đại học East Anglia, Anh, ô tô chạy nhiên liệu từ rơm có thể là triển vọng của tương lai.

 Nghiên cứu xác định 5 chủng men có khả năng biến chất thải nông nghiệp như rơm, mùn cưa và lõi ngô thành ethanol sinh học. Ước tính mỗi năm có thể sản xuất hơn 400 tỷ lít ethanol sinh học từ chất thải cây trồng. Phát hiện nghiên cứu giúp sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường và con người hơn so với các nguồn khác vì sử dụng chất thải làm nguyên liệu.

 Qui trình sản xuất ethanol sinh học từ rơm rạ và các phụ phẩm khác hiện rất phức tạp và không hiệu quả vì quá trình giải phóng glucose đòi hỏi điều kiện nhiệt độ cao và môi trường axít. Nhưng qui trình xử lý này phân tách chất thải thành các hợp chất độc hại cho men (furfural và hydroxymethylfurfural) nên khó lên men. Giải pháp khắc phục là sử dụng men biến đổi gen, tuy nhiên, nghiên cứu mới đã phát hiện 5 chủng men tự nhiên được sử dụng thành công trong quá trình lên men.

 TS. Tom Clarke, trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Việc khai thác trữ lượng dầu mỏ và nhu cầu phát triển liên liệu động cơ ít phát thải các bon đã dẫn đến sự gia tăng các nghiên cứu về nhiên liệu bền vững. Ethanol sinh học là nhiên liệu sinh học khá hấp dẫn đối với ngành công nghiệp ô tô vì nó pha trộn hiệu quả với xăng và được sử dụng trong hỗn hợp nồng độ thấp cho xe mà không phải điều chỉnh động cơ. Ở Braxin, từ năm 1979, ô tô đã chạy hoàn toàn bằng ethanol sinh học. Việc chuyển đổi chất thải nông nghiệp trước đây là công việc khó khăn vì nhiều chủng men cần cho quá trình lên men bị cản trở bởi các hợp chất trong rơm rạ. Các ảnh hưởng độc hại làm giảm sản xuất ethanol”.

 Các nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 70 chủng nấm men để tìm ra 5 chủng có khả năng chống lại hợp chất độc hại furfural và cho sản lượng ethanol cao nhất. Trong đó, S. cerevisiae NCYC 3451 thể hiện khả năng kháng furfural cao nhất. Dòng gen của chủng nấm này có liên quan đến nấm men dùng sản xuất gạo Nhật Sake.

 TS. Clarke cho rằng các chủng nấm men mới được phát hiện là ứng cử viên cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng trong sản xuất ethanol sinh học.

Nguồn: NASATI, ngày 1/4/2015
Send Print  Back
The news brought
Dùng phương pháp lai hữu tính để tạo giống hoa lan huệ mới 4/3/2015
Đồng Nai: tuyển chọn được 3 giống mía đường mới có năng suất cao 4/3/2015
Khánh Hòa: thông qua thuyết minh giai đoạn 2 đề tài Ứng dụng trồng cây ca cao (Theobroma cacao L.) 4/3/2015
Loài cá bống cau đen lần đầu tiên được ghi nhận mới cho khu hệ cá Việt Nam 3/31/2015
Mô hình lúa – cá cho thu nhập cao gấp hai đến ba lần 3/31/2015
Hải Dương: sẽ giám sát và cấp giấy chứng nhận cho 145 ha vải thiều VietGAP 3/26/2015
Nghiên cứu mô hình trồng sắn xen cây họ đậu ở vùng núi 3/26/2015
Giải mã bộ gen cây đay 3/24/2015
Công nghệ CAS giúp thực phẩm tươi ngon 3/24/2015
Cấp phép thương mại cho 3 giống ngô chuyển gen 3/19/2015
Đồng Nai: hiệu quả kinh tế cao nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 3/17/2015
Hưng Yên: Bảo tồn nguồn gen, nhân rộng giống nhãn lồng đặc sản 3/17/2015
Trồng thử nghiệm củ cải cao sản Song Jeong 3/17/2015
Kỹ thuật trồng cây hoa lan hồ điệp trong chậu 3/17/2015
Bảo vệ cây trồng khỏi đất bị ô nhiễm phóng xạ 3/13/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123492702 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn