Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cách nhiệt polyme siêu mỏng giải pháp cho thiết bị điện tử mềm dẻo điện năng thấp 3:32 PM,3/13/2015

Một nhóm các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Kỹ thuật tiến tiến Hàn Quốc (KAIST) đã phát triển một lớp cách nhiệt polymer siêu mỏng hiệu năng cao cho các transistor hiệu ứng trường (field-effect transistors - FETs). Các nhà khoa học đã sử dụng các monomer hóa hơi để chế tạo các lớp màng mỏng polymer bao phủ đồng đều trên các bề mặt khác nhau bao gồm cả nhựa dẻo để tạo ra các lớp cách điện mềm dẻo có khả năng đáp ứng hàng loạt các yêu cầu cho các thiết bị điện tử thế hệ tiếp theo. Các kết quả nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Nature Materials.

 FETs là một linh kiện thiết yếu cho mọi thiết bị điện tử hiện đại dùng trong cuộc sống hàng ngày từ điện thoại di động, máy tính, cho đến các màn hình phẳng. Cùng với 3 điện cực: cực cổng G, cực nguồn S, và cực máng (cực thoát) D, FETs gồm một lớp cách điện và một lớp kênh bán dẫn. Lớp cách điện bên trong FET đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát độ dẫn điện của kênh bán dẫn, và do vậy kiểm soát dòng điện trong bóng bán dẫn. Để FET hoạt động tin cậy và năng lượng thấp, điều quan trọng là các chất cách điện siêu mỏng cách điện tốt. Thông thường, các cách điện này được làm từ các vật liệu vô cơ (như oxit và nitrit) được đặt trên bề mặt cứng như silic hay thủy tinh do chúng có các đặc tính cách điện và ổn định tuyệt vời.

 Tuy vậy, các vật liệu cách điện này khó sử dụng trong các thiết bị điện tử mềm dẻo do độ cứng và nhiệt độ xử lý cao của chúng. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu polyme như các loại vật liệu cách điện đầy hứa hẹn phù hợp với các chất nền mềm phi truyền thống và các vật liệu bán dẫn mới. Tuy nhiên, kỹ thuật truyền thống sử dụng trong việc phát triển chất cách điện polymer có các hạn chế về lớp bao phủ bề mặt nhỏ với độ dày cực thấp, cản trở FET dùng làm các chất cách điện polymer hoạt động ở điện áp thấp.

 Nhóm nghiên cứu AKAIST do các giáo sư Sung Gap Im, Seunghyup Yoo và Byung Jin Cho lãnh đạo đã phát triển được một lớp cách điện polymer hữu cơ - “pV3D3” có thể thu nhỏ kích thước xuống đáng kể, mà không làm mất đi các đặc tính cách điện lý tưởng của nó, với độ dày dưới 10 nanometer (nm) bằng phương pháp kỹ thuật có tên là “lắng đọng hơi hóa học” (initiated chemical vapor deposition-iCVD).

 Quá trình xử lý bằng iCVD cho phép các hơi monomer và các chất mồi (initiators) phản ứng với nhau ở điều kiện chân không thấp, kết quả là các màng mỏng polymer với các đặc tính cách điện tuyệt vời “lắng đọng” lại trên chất nền. Không giống như các kỹ thuật truyền thống, đặc tính phát triển trên bề mặt của iVCD  có thể khắc phục các vấn đề liên quan đến áp suất bề mặt và tạo ra các màng mỏng polymer siêu mỏng tinh khiết và có cấu trúc đồng đều cao trên khắp bề mặt rộng lớn gần như không có giới hạn. Ngoài ra, hầu hết các polymer iCVD được tạo ra ở nhiệt độ phòng, điều này giảm sự sức căng và hư hại lên các chất nền.

 Với các chất cách điện pV3D3, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được FET có hiệu suất cao, điện áp thấp dựa trên các vật liệu bán dẫn khác nhau như các chất hữu cơ, graphene, oxit, cho thấy hàng loạt độ tương thích vật liệu của chất cách điện pV3D3.

 Họ cũng sản xuất được những linh kiện điện tử dính và tháo rời bằng cách sử dụng  băng dính thông thường làm chất nền. Với sự cộng tác của giáo sư Yong-Young Noh ở đại học Dongguk - Hàn quốc, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công một mảng bóng bán dẫn trên một chất nền dẻo kích thước lớn với chất cách điện pV3D3.

 Giáo sư Im cho biết: “Khả năng thu nhỏ và độ tương thích trên phạm vi rộng của pV3D3 - iCVD là chưa từng có đối với các chất cách điện polymer. Màng mỏng polymer - iCVD pV3D3 của chúng tôi cho thấy hiệu suất cách điện tương đương với các lớp cách điện vô cơ, ngay cả khi độ dày của nó dưới 10nm. Chúng tôi hy vọng kết quả này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các thiết bị điện mềm dẻo hoặc linh hoạt, đây là những thiết bị sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự thành công của các thiết bị điện tử mới nổi chẳn hạn như các loại máy tính đeo trên người”.

Nguồn: NASATI, ngày 13/3/2015

Send Print  Back
The news brought
Chim vỗ cánh tạo ra điện năng 3/12/2015
HONEYWELL cung cấp giải pháp quản lý cho giàn khai thác dầu khí 3/11/2015
Công nghệ khử mặn nước biển nhờ năng lượng gió và mặt trời 3/5/2015
Điện tử siêu âm có thể tạo ra nhiên liệu mặt trời tương lai 3/5/2015
“Cây” pin năng lượng mặt trời tạo điện năng 3/2/2015
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ sản phẩm thuộc da 3/2/2015
Chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nhiên liệu lỏng 2/26/2015
Kỹ thuật mới sản xuất năng lượng mặt trời rẻ hơn 2/9/2015
Hoàn thiện công nghệ sản xuất máy biến dòng diện: Tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoại 2/9/2015
Cải thiện hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trời 2/9/2015
Nâng cao hiệu suất thu hồi dầu 2/4/2015
Sử dụng sức nước tạo ra điện ở miền núi 2/4/2015
Nghiên cứu sử dụng phụ gia chống tách pha cho xăng sinh học 1/14/2015
Cột thép di động phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện 110 kV 12/24/2014
Giảm 10% lượng điện tiêu hao nhờ hệ thống chỉ đường trên ô tô điện 12/23/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123430217 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn