Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đánh giá thực trạng bạo lực học đường tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội 1:59 PM,12/16/2014

Bạo lực học đường (BLHĐ) ngày càng phổ biến, có khuynh hướng lan rộng và trẻ hóa. Theo thống kê từ Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố cuối năm 2012, so với 10 năm trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần với sự thay đổi nhiều về tính chất và hình thức.

Nhóm tác giả Trần Thanh Tú, Trần Bình Nguyên (BV Nhi Trung Ương) đã thực hiện nghiên cứu khảo sát tỷ lệ bạo lực học đường xảy ra trong học sinh cấp 3 tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội và đánh giá một số biện pháp ngăn chặn hành vi này. Phương pháp sử dụng là nghiên cứu cắt ngang, áp dụng bảng hỏi phỏng vấn. Đối tượng được khảo sát là học sinh khối 10, 11, 12 tại 2 trường THPT trên địa bàn Hà Nội.

Kết quả, BLHĐ về mặt tinh thần dưới nhiều hình thức chiếm tỷ lệ từ 25-36,2%; BLHĐ về thể chất chiếm tỷ lệ từ 11,3%-22,5%. Tuy nhiên, chỉ có một nửa số học sinh bị BLHĐ nhận thức được mình đang bị bạo hành (15,7%). Cũng chỉ có 59,8% gia đình và 46,7% cán bộ nhân viên trường tham gia vào việc ngăn chặn BLHĐ. Điều này cho thấy BLHĐ đang ngày càng gia tăng về cả số lượng và hình thức, nhưng việc tham gia ngăn chặn BLHĐ của học sinh còn thấp, việc tham gia ngăn chặn BLHĐ của nhà trường và gia đình cũng thấp.

Nhóm tác giả đã kiến nghị một số biện pháp ngăn chặn tình trạng BLHĐ. Nhà trường cần có biện pháp quản lý chặt chẽ với các hình thức xử phạt nghiêm minh, tạo điều kiện để học sinh sửa sai theo hướng tích cực; tăng cường giáo dục sức khỏe và ý thức, giúp học sinh định hướng đúng trong suy nghĩ và hành động. Gia đình cần kiểm soát để phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của các hoạt động văn hóa giải trí như phim ảnh, sách báo, truyện tranh, game online, mạng internet; chủ động tìm hiểu những thay đổi về tâm sinh lý của các em để kịp thời can thiệp khi có dấu hiệu bất thường,... Đáng chú ý là các em học sinh tham gia nghiên cứu cũng đánh giá khá cao việc gia đình tham gia ngăn chặn hành vi BLHĐ. Có thể thấy, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà trường thì những giúp đỡ từ phía gia đình cũng rất quan trọng.

Nguồn: TC Y học Thực hành - số 5/2014

Send Print  Back
The news brought
Diễn biến dòng chảy ở Đồng bằng sông Cửu Long 12/16/2014
Phương pháp mới tạo ra bề mặt chống thấm chất lỏng 12/16/2014
Cậu bé vàng của sáng tạo trẻ châu Á 12/16/2014
Phát hiện sinh hóa bằng cảm biến âm thanh mới 12/16/2014
Làm lạnh bằng vật chất lạnh nhất thế giới 12/16/2014
Phát triển điện hạt nhân là chiến lược dài hạn của Việt Nam 12/16/2014
Từ tháng 12/2014, giảng viên nghiên cứu khoa học được hỗ trợ gì? 12/16/2014
Đèn LED - cơ hội và thách thức tại Việt Nam 12/16/2014
Khoa học và công nghệ đồng hành với sự phát triển của ngành dược 12/16/2014
Hội thảo về Chiến lược chu trình nhiên liệu và chính sách chất thải phóng xạ 12/16/2014
Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam đến năm 2020” 12/16/2014
Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra xử lý gian lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu 12/16/2014
Hội thảo Cập nhật Kế hoạch hỗ trợ an ninh hạt nhân tích hợp 12/16/2014
10 nhà khoa học trẻ giành suất nghiên cứu tại Nhật Bản 12/16/2014
200 gian hàng tham gia triển lãm Vietconstech 2014 12/16/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 124035998 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn