Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân báo cáo giải trình và trả lời câu hỏi một số đại biểu Quốc hội 10:43 AM,11/24/2014

Sáng 19/11/2014, tại phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã có báo cáo giải trình, trả lời câu hỏi một số đại biểu Quốc hội về tác động của KH&CN đối với vấn đề năng suất lao động của người Việt Nam và về thái độ của ngành KH&CN đối với những sáng kiến, cải tiến của người dân (tàu ngầm, tàu lặn, máy bay…).

 Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với thế giới và ngay cả khu vực. Số liệu thống kê của Tổ chức năng suất châu Á mà Việt Nam là thành viên thì năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân của khu vực ASEAN. Trong khu vực ASEAN thì Việt Nam thấp hơn Singapo 14 lần, thấp hơn Thái Lan 2 lần. Rõ ràng tác động của KH&CN vào tăng năng suất lao động của người Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.

 Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, KH&CN là yếu tố quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Đây là kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Để minh chứng cho điều này, Bộ trưởng Nguyễn Quân dẫn ra một ví dụ rất cụ thể: “Cách đây 10 năm, chúng tôi có đến thăm khu công nghệ cao Tân Trúc của Đài Loan. Ở đó có 100.000 lao động có trình độ cao. Năm 2003, khu công nghệ cao Tân Trúc xuất khẩu được 43 tỷ USD. Bình quân 1 lao động ở đó làm ra được 400.000 USD xuất khẩu. Tại Việt Nam, có Công ty Sơn tổng hợp Hải Phòng cũng là doanh nghiệp KH&CN. Họ tiếp nhận và làm chủ được công nghệ sản xuất của Nhật Bản. Năm 2010 đã đạt năng suất lao động khoảng 100.000USD/người. Việt Nam có hơn 40 triệu lao động, hằng năm làm ra trên 43 triệu tấn gạo, xuất khẩu 7-8 triệu tấn. Như vậy, 1 lao động làm ra 1 tấn gạo xuất khẩu với giá bình quân trên dưới 400USD. Có nghĩa 1 lao động nông nghiệp chỉ làm ra 1 năm trên dưới 400USD, bằng 1/1.000 so với khu công nghệ cao Tân Trúc và bằng 1/200 so với Công ty Sơn tổng hợp Hải Phòng. Đấy là chưa kể trong nông nghiệp năng suất thấp nhưng giá trị gia tăng lại còn thấp hơn. Do đầu vào nông nghiệp rất cao. Cho nên người nông dân một nắng, hai sương bán 1 tấn gạo xuất khẩu nhưng giá trị thu lại vẫn thấp. Chúng ta đang cố gắng để người nông dân có lợi nhuận khoảng 30% nhưng nhiều khi chúng ta không làm được điều này. Phấn đấu cũng chỉ được 5-10%, thậm chí được mùa rớt giá còn thua lỗ....”.

 Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng chia sẻ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một chương trình quốc gia rất quan trọng là Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 với 9 dự án thành phần. Trong đó, các bộ chủ chốt chủ trì các chương trình này như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải… và thành phần thứ 9 là dự án các địa phương. Các địa phương đều phải xây dựng chương trình nâng cao năng suất chất lượng cho địa phương mình, chủ yếu là cho các doanh nghiệp. Đồng thời, để nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam, Bộ KH&CN đã trình Chính phủ 3 chương trình quốc gia về KH&CN có tác dụng trực tiếp, thúc đẩy năng suất lao động, đó là: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và Chương trình sản phẩm quốc gia.

 Bộ trưởng cho biết rất kỳ vọng vào những giải pháp của Chính phủ cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước, tiến tới đến năm 2020, tỉ trọng giá trị của sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chiếm tới 44% giá trị sản xuất công nghiệp. Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng lưu ý: “Trong 3 năm vừa qua (2011-2013), tốc độ tăng năng suất lao động của chúng ta chỉ hơn 3% trong khi GDP của chúng ta tăng trưởng ở mức khoảng 5%, tức là năng suất lao động tăng chậm hơn cả GDP quốc gia. Đây là một cảnh báo nếu chúng ta không có những điều chỉnh thì chính năng suất lao động đó sẽ kéo lùi tăng trưởng GDP và sẽ khó đạt được mục tiêu công nghiệp hóa”.

 Cũng tại buổi chất vấn sáng 19/11/2014, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) đặt câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân. Ông Nguyễn Ngọc Bảo nhắc lại chuyện vừa qua, Bộ trưởng KH&CN giám sát các đề tài khoa học của doanh nghiệp, tư nhân trong đó có tàu Yết Kiêu, Hòa Bình, Trường Sa. Đích thân bộ trưởng đến nơi chế tạo tàu lặn ở Hòa Bình. Đại biểu đặt câu hỏi: “Bộ trưởng đánh giá thế nào về sáng kiến này của người nông dân. Bộ trưởng có giải pháp gì để phát huy hiệu lực?”

 Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: “Đảng và Nhà nước luôn trân trọng những sáng kiến của người dân nếu nó đáp ứng được những giá trị nhất định và thị trường phải chấp nhận được những sáng kiến này. Hằng năm, chúng tôi cũng đã thường xuyên tổ chức các Chợ công nghệ và thiết bị (Techmarth), mời những người dân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đến giới thiệu sản phẩm của mình tới cộng đồng, tới xã hội, để xã hội và doanh nghiệp tiếp cận các sản phẩm của họ. Đến nay, nhiều sản phẩm đã được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và nhiều người đã trở thành các doanh nghiệp rất thành đạt.” Tuy nhiên, trong lĩnh vực tàu ngầm, máy bay - có thể coi là phương tiện giao thông. Sản phẩm này cũng liên quan đến an ninh quốc phòng nên việc chế tạo, thử nghiệm, sử dụng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, nhiều trường hợp, Bộ KH&CN đã cử cán bộ đến gặp gỡ, trao đổi với các nhà sáng chế, cải tiến kỹ thuật để có sự hỗ trợ thì có người hợp tác nhưng cũng có người lặng lẽ làm, khi hoàn thành thiết kế và đã chế tạo rồi nên khó giải quyết. 

 Dẫn ra ba trường hợp đang được người dân quan tâm là tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình), tàu ngầm Yết Kiêu của ông Phan Bội Trân (TP HCM) và tàu ngầm Hòa Bình của một số nhà khoa học và doanh nhân thuộc tập đoàn Vinashin, Bộ trưởng Quân khẳng định: "'Chúng tôi luôn trân trọng tất cả sáng kiến, cải tiến của người dân. Nhưng chúng ta bước vào thế kỷ 21 được hơn 10 năm, hội nhập quốc tế sâu rộng, nên mọi sản phẩm để cung ứng cho xã hội phải có giá trị nhất định, phải được xã hội và nhất là thị trường chấp nhận".

 Riêng tàu lặn Hòa Bình, tàu này có thể chở 4 người, hoạt động liên tục trong 2 ngày ở độ sâu 50m. Con tàu này có giá thành chưa đến 1,5 triệu USD trong khi những con tàu khác mua ở nước ngoài có giá trị từ 5-7 triệu USD. Ngay cả thuê những tàu lặn này, nếu thuê kiểm tra các dàn khoan ở biển trong vòng 3 năm vẫn đắt hơn giá mua con tàu này ở Việt Nam. “Nhiều người nói tại sao dám ngồi vào tàu ngầm này, vì tôi hoàn toàn tin tưởng trình độ và tin tưởng vào trình độ, năng lực của những người làm khoa học với bảo lãnh của cơ quan đăng kiểm của nước ngoài. Tôi đã ngồi vào và kiểm tra các thông số”, Bộ trưởng Quân chia sẻ.

 Bộ trưởng Nguyễn Quân mong muốn những người dân có ý tưởng sáng tạo và có năng lực nên hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khoa học, với các cơ quan quản lý để sản phẩm của họ khi làm ra được đánh giá tốt, được phép lưu hành và được cơ quan Nhà nước hỗ trợ trong việc thương mại hóa. Bởi vì, chúng ta cũng phải nghĩ tới an toàn, an ninh quốc gia, nghĩ đến an toàn cho người dân trong quá trình sử dụng những trang thiết bị chưa phù hợp với quy định, chưa được đăng kiểm, chưa theo tiêu chuẩn.

Nguồn: NASATI, ngày 21/11/2014

Send Print  Back
The news brought
Hội nghị toàn quốc về hoạt động thông tin, thống kê KH&CN 11/24/2014
Phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất ca cao cho các tỉnh phía Nam 11/24/2014
Đánh giá tiềm năng dầu khí các bể trầm tích ở Việt Nam 11/24/2014
Tàu lặn Hòa Bình chuẩn bị thử nghiệm ở biển Nha Trang 11/20/2014
Tăng cường gắn kết truyền thông KH&CN với công chúng 11/20/2014
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc 11/20/2014
Thúc đẩy Hợp tác giữa Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ với các Trung tâm Khai thác sáng chế và Chuyển giao công nghệ trường Đại học của Đài Loan 11/20/2014
Trao đổi kinh nghiệm với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam về giám định chất lượng thiết bị, công nghệ đã qua sử dụng 11/20/2014
Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng 11/20/2014
Tưng bừng đón nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong 11/19/2014
Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho sự phát triển thị trường công nghệ và doanh nghiệp khoa học và công nghệ 11/19/2014
Đề xuất giải pháp tăng tính cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam 11/19/2014
Tăng cường kết nối, hợp tác KH&CN giữa Hải Phòng và Kytakyushu (Nhật Bản) 11/19/2014
Tổng kết Dự án nghiên cứu, thử nghiệm bể chứa 2 lớp phòng tránh rò rỉ chất nguy hại 11/18/2014
Hà Nội hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể 11/18/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 124045312 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn