Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phân tích đa dạng di truyền khoai môn sọ bằng chỉ thị SSR 10:30 AM,10/27/2014

Khoai môn sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) là loại cây có củ được tiêu thụ nhiều thứ 5 trên thế giới và rất có ý nghĩa trong xóa đói giảm nghèo nhờ phát triển tốt trên đất đầm lầy hoặc đất trống đồi trọc. Tuy nhiên loại cây này lại đang đối mặt với sự xói mòn di truyền. Nhóm tác giả Đặng Thị Thanh Mai (CĐ Sư phạm Bắc Ninh) và Nguyễn Xuân Viết (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã sử dụng kỹ thuật SSR để đánh giá chính xác hơn đa dạng di truyền nguồn gien khoai môn sọ hiện có, góp phần vào kế hoạch bảo tồn, khai thác loài cây trồng này tại Việt Nam.

Trên thế giới, kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeat - Sao chép có trình tự đơn giản) đã được ứng dụng thành công trong nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền nguồn gien và xác lập bộ sưu tập khoai môn sọ hạt nhân ở nhiều nước do đa hình SSR rất cao trong các giống khoai môn sọ.

Việt Nam có nguồn gien khoai môn sọ phong phú với gần 500 mẫu giống từ mọi miền đất nước đang được bảo tồn tại Ngân hàng gien cây trồng Quốc gia, trong đó khoai môn sọ miền núi và trung du Bắc Bộ có sự đa dạng di truyền và đặc trưng sinh thái vùng cao nhất.

Nghiên cứu sử dụng 24 mẫu giống khoai môn sọ được chọn lựa từ 40 mẫu giống thu thập ở các địa phương miền Bắc và Bắc Trung Bộ dựa trên số liệu hình thái, kết quả đánh giá đa dạng di truyền khoai môn sọ dựa trên chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) đã được công bố năm 2012, tính đặc trưng vùng sinh thái và có chú ý đến đặc tính phẩm chất của củ. Hai mươi bốn mẫu giống này đã được phân tích đa dạng di truyền với 9 mồi SSR.

Kết quả xác định được 12 mẫu giống cho bộ mẫu giống khoai sọ hạt nhân cần được bảo tồn dài hạn. Bộ mẫu giống hạt nhân được thiết lập bao gồm các mẫu giống có sự đa dạng di truyền cao, giá trị thông tin đa hình PIC trong khoảng từ 0,54-0,87, trung bình 0,71. Hầu hết là các mẫu giống có chất lượng tốt ở các vùng sinh thái khác nhau như Ce4-môn thơm (Lạng Sơn), Ce19-Cụ Cang (Sơn La), Ce32-sáp vàng (Thanh Hóa),...

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - số 16/2014

Send Print  Back
The news brought
Thử nghiệm trồng bần chua chống xói lở bờ biển 10/24/2014
Hội thảo khoa học phát triển nông nghiệp sạch bằng công nghệ sinh học 10/23/2014
Bắt buộc dán nhãn năng lượng từ ngày 1/1/2015 10/23/2014
Bước đầu nhận diện phytoplasm trên cây vừng ở Việt Nam bằng nested PCR 10/23/2014
Tiền Giang: chuyển giao quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ” và xây dựng mô hình “Ứng dụng Ometar trừ rầy nâu hại lúa” 10/23/2014
Thu thập, lưu giữ và đánh giá ban đầu nguồn gien chè thu thập giai đoạn 2000-2010 10/22/2014
Tách dòng, xác định trình tự gen mã hóa protein vỏ virus gây bệnh xanh lùn trên cây bông 10/22/2014
Đồng Nai: bàn giao đề tài “Hoàn thiện chuỗi giá trị bưởi Tân Triều” 10/21/2014
FATE - Thiết bị cảnh bảo rủi ro sớm ở người già 10/20/2014
Nghiên cứu biện pháp xử lý sinh khối cây dương xỉ và vetiver hấp phụ kim loại nặng sau khi trồng trên đất sau khai khoáng 10/20/2014
Cà phê “Buôn Ma Thuột” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan 10/17/2014
Phát hiện mới về thành tế bào thực vật 10/17/2014
Nhân giống gừng QT1 bằng phương pháp nuôi cấy mô 10/17/2014
Sinh trưởng của bưởi Sa Điền tại Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Giang 10/16/2014
Chuyển giao thành công công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho Lào 10/13/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 123516623 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn